Quốc hội thông qua đề xuất bỏ thông tin vân tay và quê quán trên thẻ căn cước

Chủ đề   RSS   
  • #607121 27/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Quốc hội thông qua đề xuất bỏ thông tin vân tay và quê quán trên thẻ căn cước

    Sáng 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều, có hiệu lực từ 1/7/2024, trong đó nổi bật với đề xuất bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước của công dân và chỉ lưu trong cơ sở dữ liệu.
     
    Cụ thể, tại Điều 18 Luật Căn cước quy định các trường thông tin thể hiện trên thẻ căn cước gồm ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng. Mống mắt (phần hình tròn trong mắt), ADN, giọng nói; nghề nghiệp sẽ được tích hợp trong cơ sở dữ liệu căn cước. Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
     
    quoc-hoi-thong-qua-de-xuat-bo-thong-tin-van-tay-va-que-quan-tren-the-can-cuoc
     
    (1) Cho phép người dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước
     
    Luật quy định Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
     
    Thay vì chỉ cấp căn cước cho công dân trên 14 tuổi như luật hiện hành, Luật vừa được thông qua quy định cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết khi được cấp thẻ căn cước, người dưới 14 tuổi có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ, giúp tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước trong việc cấp các loại giấy tờ này.
     
    Mặt khác, thẻ căn cước nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao, thuận lợi, tiện ích cho người dân trong việc đi lại cũng như học tập, khám chữa bệnh. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho nhóm này không phức tạp vì thông tin đã có trong cơ sở dữ liệu.
     
    (2) Cho phép người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước
     
    Có ý kiến đề nghị nghiên cứu mở rộng cho tất cả người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam nhằm quản lý hiệu quả và tạo điều kiện cho họ tham gia các giao dịch dân sự. 
     
    Tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam gồm nhiều thành phần. Trong đó có cả người nước ngoài cố tình giấu quốc tịch ở lại Việt Nam bất hợp pháp. Mở rộng đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước có thể tác động phức tạp đến tình hình an ninh, trật tự. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không mở rộng.
     
    (3) Tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân
     
    Một số đại biểu cũng đề xuất không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước vì thời gian vừa qua có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước. Ông Lê Tấn Tới Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết việc đổi tên phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số; giúp cho công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ. Nội dung này Đảng đoàn Quốc hội cũng đã xin ý kiến và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước như Chính phủ trình.
     
    (4) Mã QR trên căn cước chỉ có thể mở bằng vân tay, khuôn mặt của công dân
     
    Về đề nghị cân nhắc việc sử dụng mã QR và chip điện tử trên thẻ căn cước vì liên quan đến tính bảo mật của thông tin, tiềm ẩn nguy cơ đánh cắp thông tin, ông Tới nói mã QR trên thẻ căn cước chỉ cho phép khai thác những thông tin in trên thẻ, để công dân thực hiện một số giao dịch có liên quan. Chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực sinh trắc học. Chủ thẻ phải đồng ý bằng phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt thì dữ liệu trong chip mới có thể được đọc và truy xuất. Nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
     
    Luật quy định thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật hiệu lực có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
     
    Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
     
    Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
     
    258 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận