Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #454122 21/05/2017

    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử lý thế nào?

    Quấy rối tình dục, hay còn được gọi dưới những cái tên quen thuộc hơn như "gạ tình", "sàm sỡ" luôn được xem là một vấn đề khó nói, tế nhị và nhạy cảm ở nước ta. Thế nhưng, người ta vẫn ngầm hiểu với nhau rằng việc đó chẳng phải hiếm hoi mà trái lại rất phổ biến, đặc biệt là ở nơi làm việc. Theo Báo cáo nghiên cứu về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy, chiếm phần lớn các nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Việt Nam là nữ giới (78,2%) và độ tuổi của các nạn nhân này trong khoảng từ 18 đến 30 (Nguồn: Dự thảo online).

    Trước tình hình đó, quy định nghiêm cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc tại Khoản 2 Điều 8, cho phép người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu bị quấy rối tình dục tại Điểm c Khoản 2 Điều 37, và cấm người sử dụng lao động quấy rối tình dục người lao động là người giúp việc trong nhà tại Khoản 1 Điều 183 Bộ luật lao động 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2013 không chỉ là một bước tiến lớn trong sự phát triển của pháp luật lao động nước ta, mà còn là tin vui với người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

    Thế nhưng, Bộ luật lao động lại không định nghĩa thế nào là quấy rối tình dục. Một ánh mắt, một lời nói ám chỉ có được tính không, hay phải ở mức nghiêm trọng hơn như có hành vi đụng chạm thân thể? Để giải đáp cho câu hỏi trên, vào ngày 25/05/2015, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam, với nội dung chính như sau:

    Song, Bộ quy tắc này vẫn có điểm hạn chế khi nó chỉ được áp dụng trên cơ sở khuyến khích và tự nguyện chứ không mang tính bắt buộc. Hơn nữa, các quy định trên cũng chưa thật sự được tuyên truyền,phổ biến rộng rãi đến với người lao động. Vì lẽ đó, xét về mặt pháp lý, các quy định về cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc vẫn còn mang tính mơ hồ, chung chung, “có tiếng mà không có miếng”. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt đối với hành vi này hiện vẫn còn nằm trên giấy khi chưa được cụ thể hóa trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Do đó, tình trạng “trên bảo dưới không nghe” xảy ra là điều tất yếu, khi thực trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc vẫn diễn ra hằng ngày và người bị hại chỉ đành im lặng. Bởi dù hành vi có đến mức nghiêm trọng, thì cũng họa chăng cấu thành được tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật hình sự 2015) mà thôi, trong khi việc chứng minh thì hết sức khó khăn và công tác tố tụng vừa mất thời gian lẫn tiền bạc, thà cứ bỏ qua cho xong chuyện. Đây là tâm lý chung của người bị hại trong tình huống này.

    Nói tóm lại, đúng là quấy rối tình dục tại nơi làm việc vi phạm pháp luật đấy, nhưng cơ chế xử lý thì ... chưa có. Thôi thì chúng ta đành phải đợi các nhà lập pháp vậy!

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 22/05/2017 07:29:57 SA
     
    8457 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (21/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454130   21/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Vậy còn quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được như mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay... Hình thức này bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục, thì giải quyết như thế nào? Chính vì thế chưa đủ cơ sở để giải thích cụ thể về khái niệm “quấy rối tình dục”. 

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #454148   22/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    minhlong3110 viết:

    Vậy còn quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được như mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay... Hình thức này bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục, thì giải quyết như thế nào? Chính vì thế chưa đủ cơ sở để giải thích cụ thể về khái niệm “quấy rối tình dục”. 

    Về vấn đề này, tuy đã được luật hóa nhưng vì vẫn còn mơ hồ nên khó mà thực thi được. Dù đã ban Bộ quy tắc có tính chất hướng dẫn nhưng bản thân nó lại không mang tính bắt buộc, vì vậy vẫn chưa được phổ biến đến đông đảo người lao động. Theo pháp luật nước ngoài, quấy rối tình dục mang nghĩa rất rộng, tất cả các hành vi bạn nêu đều có thể bị xem là quấy rối tình dục. Họ còn có hình thức xử phạt hẳn hoi với mức xử phạt khá cao, thậm chí có thể là tù giam, nên hiệu quả khá cao. Mình nghĩ các nhà lập pháp Việt Nam nên học hỏi điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #454180   22/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Trong quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:

     Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    Tuy nhiên hiện tại chưa có quy định cụ thể về thế nào là quấy rối rối.

     
    Báo quản trị |