Quay lén người khác có phạm tội không?

Chủ đề   RSS   
  • #603762 04/07/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Quay lén người khác có phạm tội không?

    Theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi quay lén người khác nhằm mục đích bêu xấu, làm nhục, ở mức độ nghiêm trọng.

    Như vậy, quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành ? Mức phạt với hành vi này ra sao?

    Quay lén người khác là gì?

    Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Do vậy mọi hành vi nhằm thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.
     
    Việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
     
    Tùy thuộc vào mục đích, mức độ của hành vi, người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
     
    Hiện tại, không có quy định giải thích cụ thể quay lén người khác là như thế nào trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu quy lén là hành vi một người sử dụng một hoặc nhiều phương tiện camera, điện thoại, máy quay… có công dụng ghi hình để quay một người khác khi chưa được sự cho phép của người bị quay.
     
    Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?
     
    Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
     
    - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
     
    + Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
     
    + Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
     
    Một là, Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
     
    Hai là, Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
     
    + Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
     
    Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đồng ý.
     
    Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
     
    Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
     
    + Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
     
    + Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
     
    + Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
     
    + Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Do đó hành vi quay lén, chụp ảnh lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật.
     
    Theo đó, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
     
    Xử lý hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân người khác như thế nào?
     
    Đối với xử lý vi phạm hành chính:
     
    Theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
     
    Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự;
     
    Để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác, cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.
     
    Nếu người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
     
    Thông thường, người có hành vi quay lén hình ảnh, video mang tính chất đời tư cá nhân và phát tán thì sẽ được coi là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
     
    Theo đó, hình phạt được áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm.
     
    Nếu người có hành vi quay lén người khác, sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
     
    Hình phạt đối với tội này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, trong đó, mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
     
    Hành vi quay lén người khác vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân.
     
    Vì vậy, bất kì ai có hành vi này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
     
     
    1765 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận