Quản lý thị trường có được độc lập kiểm tra an toàn thực phẩm nhà hàng, quán ăn không?

Chủ đề   RSS   
  • #616121 07/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Quản lý thị trường có được độc lập kiểm tra an toàn thực phẩm nhà hàng, quán ăn không?

    Lực lượng Quản lý thị trường có được độc lập kiểm tra các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với nhà hàng, quán ăn không? Lực lượng Quản lý thị trường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Quản lý thị trường có được độc lập kiểm tra an toàn thực phẩm nhà hàng, quán ăn không?

    Theo Điều 17 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định phạm vi kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường bao gồm:

    - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

    Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

    - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

    Đồng thời, theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 17/2023/TT-BYT, đính chính tại Quyết định 1348/QĐ-BYT năm 2016) quy định các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm:

    - Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.

    - Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

    - Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện” thành “Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện

    - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn , Trạm Y tế xã.

    Như vậy, lực lượng Quản lý thị trường không có nhiệm vụ độc lập kiểm tra an toàn thực phẩm nhà hàng, quán ăn mà đó là nhiệm vụ của Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thuộc Ủy ban nhân dân.

    Lực lượng Quản lý thị trường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Theo Điều 8 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường như sau:

    - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định.

    - Thanh tra chuyên ngành.

    - Xử lý vi phạm hành chính.

    - Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.

    - Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.

    - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.

    - Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

    - Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.

    - Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016.

    Như vậy, lực lượng Quản lý thị trường sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn theo khuôn khổ của quy định trên.

    Công chức Quản lý thị trường không được làm những việc gì?

    Theo Điều 11 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định những việc công chức Quản lý thị trường không được làm bao gồm:

    - Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

    - Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.

    - Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường.

    - Những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    Như vậy, công chức Quản lý thị trường sẽ không được làm những việc theo quy định trên.

     
    293 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận