Việc khám nghiệm này được ghi nhận tại điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Theo đó, việc khám nghiệm tử thi do điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến. Cụ thể:
Điều 151. Khám nghiệm tử thi
Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.
Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sỹ pháp y tham gia.
Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
Do đó, xét thấy nếu cần thiết, cơ quan điều tra có thể quyết định mổ tử thi kể cả khi gia đình không đồng ý. Tuy nhiên, trong thực tế, các điều tra viên thường mời người thân đến chứng kiến, động viên họ đồng ý để công việc điều tra được suôn sẻ, không gây ra bức xúc cho thân nhân người chết.
Tuy nhiên, theo quy định trên thì pháp luật không quy định cụ thể người chứng kiến là người nhà nạn nhân mà có thể là người khác không phải người nhà. Sau khi khám nghiệm tử thi có phải thông báo kết quả cho gia đình hay không? Và thời hạn trả kết quả là bao lâu? Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của gia đình bạn và việc tiết lộ kết quả khám nghiệm có ảnh hưởng đến quá trình điều tra hay không.Trong trường hợp gia đình bạn có yêu cầu thì cơ quan điều tra là cơ quan trả kết quả cho gia đình.
Nếu sau khi gia đình bạn nhận được kết quả khám nghiệm tử thi từ phía cơ quan điều tra mà gia đình không đồng ý với kết quả khám nghiệm hoặc có căn cứ chứng minh việc giám định là không chính xác thì gia đình bạn có quyền làm đơn khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan điều tra để yêu cầu được xem xét lại..
Về trách nhiệm của Cơ quan điều tra có nghĩa vụ điều tra, xác minh tai nạn, theo quy định tại khoản 4, Điều 145, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”. Như vậy gia đình bạn sẽ được Cơ quan điều tra thông báo về kết quả giải quyết vụ việc nêu trên. Trong trường hợp Cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự, họ cũng sẽ có trách nhiệm thông báo với gia đình bạn. Đây là quy định tại khoản 1, Điều 145, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;