Tặng cho tài sản là một thủ tục chuyển giao tài sản phổ biến đã có từ lâu, tuy nhiên, một điều khoản mà nhiều người nhận tài sản tặng cho gặp khó sau khi tiếp nhận tài sản chính là yêu cầu không được bán. Vậy trường hợp trên có thể sử dụng tài sản tặng cho đem đi thế chấp được không?
1. Có bao nhiêu loại tài sản tặng cho?
Theo Điều 458 và Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hiện nay tặng cho tài sản có 02 loại là động sản và bất động sản được hiểu như sau:
- Thứ nhất là tặng cho tài sản là động sản:
+ Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
- Thứ hai là tặng cho tài sản là bất động sản:
+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
+ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
2. Không cho chuyển nhượng QSDĐ tặng cho thì có đúng quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cho phép người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Mặc dù Luật Đất đai hiện hành quy định người sử dụng đất được các quyền trên, tuy nhiên Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 lại quy định tặng cho tài sản được phép có điều kiện như sau:
- Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trên thì người được tặng cho không được quyền chuyển nhượng QSDĐ lại cho người khác nhưng vẫn được thế chấp tài sản nếu hợp đồng tặng cho tài sản không có thỏa thuận giữa các bên về việc người nhận tài sản không được thế chấp.
3. QSDĐ tặng cho là tài sản chung mà người nhận không biết thì xử lý thế nào?
Tại Điều 460 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình thì sẽ thực hiện như sau:
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Ngoài ra, bên tặng cho tài sản còn phải có trách nhiệm thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho theo Điều 461 Bộ luật Dân sự 2015Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho.
- Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho.
- Nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trường hợp trên thì người được tặng cho không được quyền chuyển nhượng QSDĐ thì vẫn được thế chấp tài sản nếu hợp đồng tặng cho tài sản không có thỏa thuận giữa các bên về việc người nhận tài sản không được thế chấp.