Pressing là gì? Cần nắm những quy định nào để thoát pressing khi thi tốt nghiệp THPT 2024?

Chủ đề   RSS   
  • #611058 27/04/2024

    Pressing là gì? Cần nắm những quy định nào để thoát pressing khi thi tốt nghiệp THPT 2024?

    Hiện nay, thuật ngữ pressing được giới trẻ sử dụng khá phổ biến, nhất là trong thời điểm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Vậy, pressing là gì? thoát pressing là sao? Cần nắm những quy định nào để thoát pressing khi thi tốt nghiệp THPT 2024?

    Pressing là gì? Thoát pressing là sao?

    Xuất phát từ thuật ngữ bóng đá, pressing dùng để chỉ một chiến thuật mà các cầu thủ tấn công cố gắng tạo áp lực bằng cách chạy áp sát và cản trở đối thủ. Đồng thời, tấn công ngay sau khi đối thủ mất bóng để ngăn chặn họ phát triển đòn tấn công. Mục tiêu của pressing là làm cho đối thủ mất bóng hoặc phạm lỗi, từ đó tạo ra cơ hội tấn công nhanh cho đội bóng thực hiện pressing.

    Thoát pressing đề cập đến việc đội bóng đang bị áp lực pressing từ đối thủ, nhưng thành công trong việc vượt qua áp lực đó và tiến công để tạo ra cơ hội ghi bàn. Điều này thường đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo và kỹ năng của các cầu thủ trong việc vượt qua áp lực và tìm ra khoảng trống để tiến công. Thoát pressing là một kỹ năng quan trọng trong bóng đá hiện đại và yêu cầu sự thông minh và kỹ thuật của các cầu thủ.

    Ngày nay, thuật ngữ pressing được thế hệ trẻ sử dụng khá phổ biến và xuất hiện nhiều trên nền tảng mạng xã hội. Giới trẻ thường sử dụng pressing để chỉ một tình huống cảm thấy áp lực, căng thẳng hoặc bị đè nặng dưới tác động của công việc, cuộc sống hay trách nhiệm... Có thể hiểu, pressing ám chỉ sự căng thẳng tâm lý, áp lực từ việc phải đáp ứng mong đợi, hoặc cảm giác quá tải về mặt tinh thần.

    pressing-la-gi

    Cần nắm những quy định nào để thoát pressing khi thi tốt nghiệp THPT 2024?

    Theo Điều 14 Quy chế Thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT nêu rõ thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024 cần tuân thủ những quy định như sau:

    (1) Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi

    (2) Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi (CBCT). Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

    (3) Tuân thủ các quy định trong phòng thi:

    - Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;

    - Chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006

    - Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN), giấy nháp.

    Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;

    - Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho CBCT khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình.

    Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);

    - Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.

    + Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát.

    + Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;

    - Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi.

    Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi bài thi tự luận, Phiếu TLTN.

    (4) Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.

    Như vậy, pressing là từ diễn tả tâm lý căng thẳng khi đối mặt với những tình huống áp lực, tương tự như khi dự thi tốt nghiệp THPT - kỳ thi quan trọng của các sĩ tử. Do vậy, thí sinh cần nắm rõ những quy định cần tuân thủ trên để thoát pressing thi tốt nghiệp THPT và có một kỳ thi thành công.

     
    235 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận