Phương tiện vận tải giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN

Chủ đề   RSS   
  • #607501 15/12/2023

    Phương tiện vận tải giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN

    Quy định đối với phương tiện vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN hiện nay như thế nào?

    Phương tiện vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN

    Ngày 13/12/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới. Theo đó, phương tiện vận tải đường bộ giữa Việt Nam và các nước trong khuôn khổ hiệp định tạo thuận lợi vận tải ASEAN hiện nay được quy định tại Điều 5 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

    1. Phương tiện vận tải bao gồm:

    - Phương tiện vận tải hành khách là xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hành khách;

    - Phương tiện vận tải hàng hóa là xe cơ giới đường bộ được đăng ký trong lãnh thổ của một Bên ký kết để chuyên chở hàng hóa và phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT.

    2. Các Bên ký kết công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới được cấp bởi các Bên ký kết kia.

    3. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải dán vào phía sau xe ký hiệu phân biệt quốc gia và dán lên kính chắn gió phù hiệu phương tiện vận tải qua biên giới ASEAN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận của các nước ASEAN. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

    - Vương quốc Brunei: BRU;

    - Vương quốc Campuchia: KH;

    - Cộng hòa Indonesia: RI;

    - Liên bang Malaysia: MAL;

    - Cộng hòa Philippines: RP;

    - Cộng hòa Singapore: SGP;

    - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: LAO;

    - Liên bang Myanmar: MYA;

    - Vương quốc Thái Lan: T;

    - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

    4. Phạm vi hoạt động của phương tiện vận tải

    - Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hàng hóa theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 7 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT;

    - Phương tiện vận tải được cấp Giấy phép liên vận ASEAN thực hiện vận tải hành khách theo các cặp cửa khẩu và tuyến đường quy định tại Điều 8 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT.

    5. Phương tiện vận tải qua lại biên giới phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:

    - Giấy chứng nhận đăng ký xe;

    - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

    - Giấy phép liên vận ASEAN;

    - Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế ASEAN (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);

    - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;

    - Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập;

    - Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT hoặc Phiếu gửi hàng đối với phương tiện vận tải hàng hóa;

    - Chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

    6. Các giấy tờ quy định tại mục 5 phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

    Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/03/2024.

     
    50 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận