Phương pháp học Luật hiệu quả

Chủ đề   RSS   
  • #313503 12/03/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Phương pháp học Luật hiệu quả

    Ngành Luật là một ngành cao quý trong xã hội, đặc biệt là trong thời buổi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết những sinh viên Luật đang rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để tranh bị cho mình kiến thức luật thật vững chắc để tự tin bước vào đời.

    Trên thực tế khi tiếp xúc với nhiều sinh viên, cô Nguyễn Thanh Minh- giảng viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều sinh viên đến năm 3 rồi mà còn lúng túng, không biết học như nào? Học thuộc bài ư? Không thể thuộc nổi vì Luật, Nghị định thay đổi liên tục, nhiều khi chưa học xong hết 1 học phần đã bắt đầu thấy có văn bản mới.
     
    Trên cơ sở đó, Minh Luật có trao đổi và được Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Thanh Minh cho biết phương pháp học Luật của cô như sau:
     
    Trước hết, cần nắm được những khái niệm cơ bản của từng môn học. Ví như môn Lý luận nhà nước cần phải nắm được những khái niệm cơ bản như qui phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật… Hoặc như môn Luật Hiến pháp cần biết Hiến pháp là gì, ngành luật Hiến pháp, khoa học Luật Hiến pháp… Khi đi chấm thi tốt nghiệp, cô Minh cho biết nhiều khi cả tổ “cười ra nước mắt” vì sinh viên ghi “ Hiến pháp thành Hiếp pháp”, “ Viện kiểm sát thành Viện kiểm soát”.
     
    Song song với việc nắm được khái niệm cơ bản thì các bạn sinh viên nên tóm tắt lại nội dung của toàn bộ môn học để biết được chương trình môn đó gồm những bài nào? Việc nắm bắt được số luợng bài và số mục trong bài rất quan trọng. Khi khi nắm được số lượng bài và số mục trong bài, chúng ta sẽ nhớ được môn học đó gồm những nội dung gì, khi cần tìm thì tìm ở đâu và đương nhiên nhớ tên bài và tên mục trong bài trước sẽ dễ hơn là học ngay từng bài một.
     
    Ví dụ: đối với môn Hiến pháp, chúng ta có thể nhớ ngay được môn này gồm 2 học phần:
     
    + Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp và;
     
    + Bộ máy nhà nước.
     
    Trong từng học phần, chúng ta lại xem xem có bao nhiêu bài. Mỗi bài có những mục gì để thấy được tổng thể của môn học rồi mới bắt đầu học. Như vậy, chúng ta học từ khái quát đến cụ thể. Học cụ thể bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp….
     
    Để nhớ được những nội dung môn học cô Minh chủ yếu vẽ sơ đồ nhánh. Những nhánh cơ bản chính là tên bài học, nhánh thứ 2 là tên bài học, nhánh thứ 3 là tên các mục trong bài và cứ tiếp tục triển khai nhánh ra tiếp.
     
    Thứ hai, khi học từng môn Luật, sinh viên cần tìm ra nội dung chính của môn đó là gì. Đối với Luật Hiến pháp, sinh viên không thể quên được hai vấn đề là : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Quyền lực Nhà nước. Và khi nắm được mấu chốt của vấn đề rồi thì chúng ta sẽ xác định được học cái gì để hiểu. Ví dụ: đối với vấn đề quyền lực nhà nước, chúng ta cần biết vị trí pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cách thức thành lập của các cơ quan…để biết quyền lực nhà nước được xác định như thế nào?
     
    Nói tóm lại, khi nắm được tinh thần của môn đó chúng ta sẽ đưa ra được chiến lược học phù hợp. Đối với các môn có bài tập như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại… sau khi nắm được lý thuyết, các bạn nên mở phần bản án đã xử rồi để xem. Ví dụ: Khi học đến ly hôn, các bạn hãy mở vài bản án ly hôn ra xem và giải thử xem quan điểm của mình và các thẩm phán như nào, có trùng hợp không. Nếu không giải được, mình phải xem lại xem mình hổng lý thuyết phần nào để ôn lại.
     
    (Theo http://tuyensinh.khaigiang.vn/)
    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 12/03/2014 11:02:13 SA
     
    157656 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #506926   08/11/2018

    lanbkd
    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Là Dân luật – Ôn thi sao cho hiệu quả?

    Hôm nay mình xin mạn phép giới thiệu đến các bạn phương pháp ôn thi cho dân luật mà mình đã đúc kết được sau những năm tháng “lăn lộn” tại trường luật.

    Trước hết, mình muốn nhắn gửi đến các bạn điều này: Để tránh tình trạng học dồn dập, đầu xù tóc rối vật lộn trước kỳ thi thì có một phương pháp giúp bạn củng cố kiến thức dần dần ngay từ khi còn trong kỳ học. Đó là, chỉ cần mỗi buổi sau khi đi học về bạn LẬT LẠI BÀI VỞ NGÀY HÔM ĐÓ, rồi lướt xem lại một – hai lần. Việc làm này sẽ giúp bạn cập nhật lại kiến thức buổi học một cách nhanh chóng và giúp bạn ghi nhớ sâu sắc hơn. Do vậy, khi đến gần kỳ thi, việc bạn ôn luyện và hệ thống lại kiến thức sẽ mang lại hiệu quả hơn rất rất nhiều. Đặc biệt đối với những môn học cần sự liên kết giữa các bài học trước sau thì việc làm này là vô cùng cần thiết. Ví dụ trong trường hợp bạn học song hành môn luật nội dung và luật tố tụng cùng kỳ, như học cùng lúc cả Luật hình sự cùng Luật tố tụng hình sự thì việc xem lại bài vở môn luật hình sự sẽ giúp bạn có kiến thức nền cơ bản để có thể dễ tiếp thu, nắm bắt kiến thức môn tố tụng hình sự hơn, tránh trường hợp rối kiến thức hay nhầm lẫn kiến thức giữa 02 môn.  Mặt khác, đối với việc làm này bạn cũng không cần tốn quá nhiều thời gian mỗi ngày. Hãy nhìn đến cái lợi lớn lao trước mắt để tém tém lại cái tánh “lười biếng” của bản thân một chút.

    Rồi,… khi đến thời gian ôn luyện, đối với mỗi môn học, bạn cần lưu ý một số việc làm sau:

    XEM CẤU TRÚC ĐỀ THI

    Bạn cần xem lại cấu trúc đề thi của từng môn học (lý thuyết/nhận định/trắc nghiệm/vấn đáp… hay có sự kết hợp giữa nhiều hình thức) và yêu cầu kèm theo (được sử dụng văn bản pháp luật/tài liệu hay không?) để đưa ra phương hướng ôn thi phù hợp và chuẩn bị công tác chuẩn bị tài liệu.

    XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CỦA MÔN HỌC

    Đây là việc làm tối cần thiết bạn cần làm trước khi lao đầu vào ngấu nghiến giáo trình hay tiến hành giải đề thử. Cụ thể, xây dựng đề cương môn học là việc bạn hệ thống lại các phần (mục, chương) chính của môn học này: Môn học gồm bao nhiêu chương (phần)? Các chương (phần) đó là gì?

    Việc bạn hệ thống môn học như thế này sẽ giúp bạn nắm bắt được tổng thể nội dung môn học và nhận thức đúng đắn về kiến thức môn học mang lại: Môn học này nói về lĩnh vực gì? Phạm vi như thế nào?

    ĐỌC LUẬT VÀ ĐỌC TÀI LIỆU

    Trên cơ sở đề cương bạn xây dựng được, bạn sẽ tiến hành ôn tập lại theo từng chương (phần).

    Bạn cần đọc lại vở ghi (nếu trường hợp bạn có ghi chép lại) để xem bữa trước giáo viên hướng dẫn bạn cần tham khảo những tài liệu gì cho chương học này. Tiếp đó, bạn xem lại nội dung vở ghi, giáo trình của chương đó, từng phần nhỏ trong chương và luôn nhớ phải kết hợp việc ĐỌC LUẬT. Chúng ta là Dân luật, bởi vậy phải lấy Luật làm gốc (hẳn ai cũng hiểu rồi nên không bàn thêm :|).

    Ngoài ra, đối với những môn học có tài liệu thảo luận thì bạn cần đặc biệt chú ý đến những loại tài liệu này. Bởi, thường đây là những môn học có nhiều bài tập, tình huống thực tế nên ngoài việc xem lại lý thuyết bạn còn cần xem lại kiến thức ở các buổi thảo luận và bài tập câu hỏi thảo luận.

    Thường thì môn học nào cũng có phần TRỌNG TÂM chính, bạn cần lưu ý vào những phần đó để đào sâu hơn kiến thức, nắm bắt được mấu chốt vấn đề.

    SỬ DỤNG HIGHLIGHT VÀ STICKY FLAGS

    Khi đọc luật, bạn nên đánh highlight vào những “từ ngữ” quan trọng  hay những “tiêu đề điều luật” cần chú ý. Việc đánh dấu như thế một lần nữa giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt hơn và đặc biệt điều này sẽ đem lại tác dụng lớn trong lúc bạn làm bài thi. Với những chữ đã được highlight, khi bạn lật đến, bạn sẽ nhanh chóng tìm kiếm và nắm bắt đúng trọng tâm nội dung của quy định đó mà không cần tốn thời gian đọc, dò lại nguyên cả điều khoản dài ngoằng.

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng sticky flags để đánh dấu các phần trọng tâm của quyền luật. Khi tìm kiếm, bạn chỉ cần dò nội dung trên sticky flags rồi sau đó dùng sticky flags lật đến nội dung cần tìm kiếm một cách nhanh chóng mà không phải hoa mắt dò lại mục lục.

    Nếu như bạn dùng highlight và sticky flags như mình đã đề cập ở trên thì thực sự bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian dành cho việc xoay xở tìm kiếm điều khoản đó.

       LÀM ĐỀ CŨ CỦA CÁC KHÓA TRƯỚC

    Sau khi đã ôn xong kiến thức, bạn chuyển qua giai đoạn thực hành để củng cố lại kiến thức và tập luyện kỹ năng làm bài thi. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm (hoặc hỏi, xin (nếu có)) đề thi của các khóa trước hoặc các đề thi tham khảo và tiến hành làm thử. Việc làm đề sẽ giúp bạn làm quen hơn với việc mở luật, tìm kiếm luật và hệ thống lại kiến thức trước đó bạn đã ôn tập. Và nếu may mắn mỉm cười với bạn, có khả năng bạn sẽ gặp lại đúng câu hỏi/bài tập đó trong đề thi chính thức thì sao… Nếu thế, bạn sẽ không còn phải lấn cấn gì nữa mà thẳng tiến một mạch làm bài thôi.

     

    Trên đây là phương pháp ôn tập mình muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu ai có phương pháp ôn thi hay ho nào khác xin được chỉ giáo để mọi người nâng cao thành tích nhen…!

    Chúc các bạn thành công!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507116   10/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình thì học hay làm bất kỳ điều gì cũng cần nguồn cảm hứng, đam mê, nhiệt huyết. Khi có đủ cả 3 yếu tố trên thì tự khắc các bạn sẽ biết mình cần học gì, nên học như thế nào. Học luật thực sự không khó nếu như bạn ý thức được tầm quan trọng hay sự cần thiết của môn học. 

     
    Báo quản trị |  
  • #547084   26/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Không chỉ học luật và học cái gì cũng vậy, đều phải có phương pháp học cụ thể, học sai phương pháp cũng giống như đi sai con đường, sai đường thì phải quay đầu lại mà đi con đường khác rất tốn thời gian. Do đó, trước khi học phải chọn phương pháp học đúng đã. Nhưng không chỉ có phương pháp mà ý chí học là thứ cần phải có đầu tiên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #548416   04/06/2020

    kurokun0908
    kurokun0908

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mọi nngười cho em hỏi với ạ. :( Em bị kém khoản này a. Mong mọi người giúp đỡ em

    A (đang có vợ) và B (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết nhau rồi có quan hệ ngoại tình. Việc ngoại tình của A và B bị C (chồng của B phát hiện). Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B bàn với A tìm cách giết C. B báo cho A biết thời gian, đoạn đường C đi qua vào sáng sớm mỗi ngày để A thực hiện việc giết C. Sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng). A bị tòa án kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS và tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.

    1. Tội cướp tài sản mà A thực hiện thì dựa vào điều 9 BLHS thì A thuộc loại tội nào ạ ?

    2. Tội giết người và tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng ạ?

    3. B là đồng phạm thì mình giải thích như nào ạ ?

    4. Nếu A vừa chấp hành xong án 5 năm tù vvềtooij trộm cắp tài sản ( chưa đđượcxóa án tích ) theo khoản 2 Điều 173 BLHS (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ạ?

    Em cảm ơn ạ

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kurokun0908 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2020)
  • #559556   30/09/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Mỗi người một phương pháp học, theo mình thì nên đọc tất cả các tài liệu có trong các môn học. Xem lại các bài giảng, hoàn thành các bài tập được giao là cách để mình kết nối các thông tin, dữ kiện giữa các buổi học. Luôn chuẩn bị đề cương mỗi khi đến lớp cũng như là cân nhắc việc lập một nhóm học tập.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #600869   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 456
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Phương pháp học Luật hiệu quả

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Ghi chép đầy đủ là cách giúp bạn có được những nguồn tư liệu hữu ích, tất nhiên logic tư duy của mỗi người là khác nhau nên phương pháp ghi chép cũng khác nhau, nhưng nhìn chung phải hiểu bài trước khi học, mới có thể chọn cho mình một nơi để sao chép, không chỉ có thể ghi lại những điểm kiến ​​​​thức quan trọng mà còn có thời gian để lắng nghe phân tích sâu của giáo viên về vấn đề.

     
    Báo quản trị |