Mình thấy việc bồi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không phải là ví dụ cho trường hợp A gây thiệt hại cho B nhưng A không có lỗi mà A vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vì ngay tiêu đề của điều luật đã nói là "do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra" chứ không phải là do chủ sở hữu.
Còn ví dụ của mình, theo mình người mất năng lực hành vi dân sự không có lỗi tại theo điều 308 về lỗi trong trách nhiệm dân sự:
- Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
-
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Như vậy thì người mất năng lực hành vi dân sự không thể có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý được, vì ho không có khả năng nhận thức, nên không thể "nhận thức rõ hành vi của mình" của mình và cũng không thể "cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được."
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.