Về mặt lý thuyết thì là vậy nhưng thực tế mình sắp thi phần này và khá lo bởi phần thừa kế có quá nhiều vấn đề thuộc quan điểm cá nhân:
Thứ 1: 2/3 một suất tính thế nào
Có quan điểm cho rằng 2/3 một suất là lấy tổng di sản (sau khi trừ đi các nghĩa vụ) chia đều cho những người thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật (những người bị tước quyền, truất quyền... thì không tính là 1 nhân suất thừa kế) (1)
Nhưng quan điểm khác cũng cho rằng 2/3 một suất được tính bằng tổng di sản (sau khi trừ đi các nghĩa vụ) chia đều cho những người thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật (những người bị tước quyền, truất quyền... vẫn được tính là 1 nhân suất thừa kế). (2)
Các giảng viên trường Đại học Luật TPHCM thì đồng ý quan điểm (1) nhưng Đại học Luật Hà Nội lại theo quan điểm 2.
Thứ 2: Ai phải trích giảm kỷ phần thừa kế
Khi những người thuộc điều 669 không hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật thì phải trích giảm phần di sản của những người nào?
Quan điểm 1: Trích giảm tất cả những người được thừa kế theo di chúc lẫn theo pháp luật (trích theo tỷ lệ)
Quan điểm 2: Chỉ trích những ai thừa kế theo di chúc mà thôi.
Ngoài ra thứ tự khi trích giảm nếu xuất hiện di tặng và di sản thờ cúng.
Thứ 3: Người bị truất quyền minh thị có được thừa kế theo pháp luật không và họ có được xem là có tư cách 1 nhân suất thừa kế không (phần nhân suất để tính 1 suất thừa kế theo pháp luật chỗ 2/3 ấy)
Ví dụ vấn đề này: A có 300 triệu, A có vợ là B và 2 con là C, D. A mất không để lại di chúc, truất quyền minh thị D. Vậy khi tính 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật cho B thì tính 2/3 của 100 triệu hay 2/3 của 150 triệu :D