Phun cát có phải là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Chủ đề   RSS   
  • #603176 09/06/2023

    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Phun cát có phải là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

    Làm việc lâu dài trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người lao động. Do đó, việc phụ cấp, bồi dưỡng để hỗ trợ thêm cho người lao động là điều cần thiết.

    Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là gì?

    Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là như thế nào. Tuy nhiên, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định, nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.

    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

    Cụ thể, Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

    Phun cát có phải là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

    Sau quá trình rà soát tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, công việc phun cát được nhắc đến trong một số lĩnh vực như sau:

    II. CƠ KHÍ, LUYỆN KIM

    TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại V

    16

    Phun cát tẩy rỉ vỏ tàu

    Làm ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung lớn và bụi nồng độ rất cao.

    V. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG BẾN BÃI

    TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại V

    7

    Phun cát tẩy rỉ

    Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, bụi nồng độ rất cao.

    VI. ĐIỆN

    TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại V

    5

    Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm

    Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung, bụi nồng độ cao và các hóa chất trong sơn, CO2

    XI. NÔNG NGHIỆP VÀ LÂM NGHIỆP (BAO GỒM TRỒNG TRỌT, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN, CHĂN NUÔI – CHẾ BIẾN GIA SÚC, GIA CẦM)

    TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại V

    25

    Phun cát tẩy gỉ để mạ kẽm

    Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng bụi, rung, ồn trong suốt ca làm việc.

    XXI. SẢN XUẤT GẠCH, GỐM, SỨ, ĐÁ, CÁT, SỎI, KÍNH XÂY DỰNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG

    TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại V

    4

    Phun cát làm mờ kính

    Làm việc trong môi trường bụi nhiều, chịu tác động của ồn, rung.

    Theo đó, nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI (điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH).

    Dựa vào các quy định này, nếu ngành nghề, công việc phun cát thuộc một trong các lĩnh vực nêu trên thì đây là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Phụ cấp cho công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    Căn cứ Điều 103 Bộ luật Lao động 2019, chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

    Có thể thấy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại - khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

    Bên cạnh đó, Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định, người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

    (1) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    (2) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:

    - Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

    - Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH).

    Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, ngoài phụ cấp độc hại thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động còn có thể hưởng mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH.

     
    194 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận