Có thể thấy, mọi hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ… con cái của cha mẹ đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.[…]”
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng:
“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.[…]”
Ngoài mức phạt nêu trên, người vi phạm các hành vi nêu trên còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Nếu hành vi đánh đập, hành hạ đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự như tội cố ý gây thương tích, tội hành hạ người khác… Tình tiết xâm hại đối với trẻ em cũng được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội, cụ thể quy định như sau:
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi bạo lực đối với trẻ của thành viên trong gia đình có chế tài xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.