PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

Chủ đề   RSS   
  • #508832 29/11/2018

    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

    PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
    1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, Ý NGHĨA
    - Phòng ngừa tội phạm (PNTP) là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
    PNTP theo nghĩa rộng: Ngừa; Phát hiện, xử lí
    PNTP theo nghĩa hẹp: Ngừa
    - ND:  Phòng ngừa xã hội
    - Khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội bằng các biện pháp xã hội.
    - Xóa bỏ tận gốc TP => ưu tiên.
    - Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế
    - Hoạt động tố tụng, hình phạt, cải tạo
    - Sau khi tội phạm đã xảy ra.
    - Ý nghĩa của PNTP:
    - Ngăn ngừa tội phạm (nhân đạo, tiến bộ)
    - Hiệu quả kinh tế
    - Quản lý xã hội
     
    2. PHÂN LOẠI (tên của căn cứ, các loại)
    - Căn cứ vào phạm vi, mức độ tác động của biện pháp
    Biện pháp phòng ngừa chung
    Biện pháp phòng ngừa loại tội phạm
    Biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể
    - Căn cứ vào nội dung, tính chất của biện pháp:
    - Biện pháp KTXH
    - Biện pháp CTXH
    - Biện pháp văn hóa- tâm lí XH
    - Biện pháp tổ chức, quản lý XH
    - Biện pháp PL
    - Biện pháp chống TP
    - Căn cứ vào chủ thể chịu tác động của biện pháp:
    - Biện pháp áp dụng chung cho tất cả mọi người
    - Biện pháp phòng ngừa những người có đặc điểm nhân thân xấu, dễ phạm tội
    - Biện pháp phòng ngừa đối với những người đã phạm tội
    - Biện pháp phòng ngừa đối với cán bộ, công chức - viên chức
    - Biện pháp phòng ngừa đối với người chưa thành niên
    - Căn cứ vào địa bàn, lĩnh vực cần phòng ngừa tội phạm
    - Biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng chung trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia
    - Biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng riêng cho địa phương, vùng, miền
    - Biện pháp phòng ngừa tội phạm áp dụng riêng cho ngành, lĩnh vực hoạt động
     
     
    12949 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508834   29/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    CÁC NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
    1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
    - Nội dung:
    -  PNTP phải theo quy định của PL.
    - Được quy định trong nhiều VBPL khác nhau.
    - Cách thực hiện:
    - Hệ thống PL về PNTP hoàn chỉnh.
    - Ý thức tuân thủ PL cao từ các chủ thể.
    - Ý nghĩa:
    - Bảo đảm quyền con người.
    - Tăng cường trách nhiệm của chủ thể PNTP.
    2 Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa
    a. Nội dung:
    - Sự tham gia của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân.
    - Mức độ tham gia tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các khả năng.
    b. Cách thực hiện:
    - Tạo điều kiện thuận lợi. 
    - Tuyên truyền ý thức phòng chống tội phạm trong toàn dân.
    - Tập huấn. 
    c. Ý nghĩa:
    - khai thác được tất cả các tiềm năng từ các chủ thể phòng ngừa tội phạm
    3 Nguyên tắc nhân đạo:
    a) Nội dung
    - Các biện pháp phòng ngừa hướng đến sửa chữa sai sót nhân cách con người.
    b) Cách thực hiện
    - Hệ thống các biện pháp chế tài đa dạng, nhân đạo, điều kiện áp dụng chặt chẽ.
    - Ưu tiên các biện pháp mang tính xã hội.
    c) Ý nghĩa
    - Hạn chế những tổn thương cho người phạm tội nói riêng và cho xã hội nói chung.
    4 Nguyên tắc khoa học
    - Nội dung: Cơ sở khoa học và kết hợp khai thác, ứng dụng khoa học. 
    - Cách thức: Nhà nước cần có những chủ trương cụ thể cho nghiên cứu khoa học. 
    - Ý nghĩa:
    - Đảm bảo khả năng thành công.
    -  Tiết kiệm sức lực, tiền bạc.
    - Hạn chế được rủi ro.
    5 Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa tội phạm:
    Nội dung
    - Các chủ thể cần có sự phối hợp.
    - Cung cấp thông tin, tài liệu, xây dựng chương trình kế hoạch, thực hiện các biện pháp - giải pháp. 
    Cách thực hiện
    - Có sự lãnh đạo thống nhất.
    - Có một cơ chế phối hợp được định rõ. 
    Ý nghĩa: Phát huy nhiều lợi thế của các chủ thể và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm.
    6 Nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa tội phạm:
    Nội dung: Đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng của các biện pháp, giải pháp sao cho khả thi và phù hợp. .
    Cách thực hiện
    Địa phương, ngành cần có chương trình, kế hoạch riêng
    Cụ thể hóa các nội dung của chương trình kế hoạch chung.
    Ý nghĩa
    - Khắc phục tình trạng định hướng chung chung. 
    - Giúp PNTP đạt hiệu quả hơn.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranbabinh.law vì bài viết hữu ích
    tthl (09/12/2020)
  • #508837   29/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 32 lần


    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM 
    Nguyên tắc:
    + Nguyên tắc khách quan
    - Tôn trọng sự thật khách quan 
    - Chống lại các bệnh thành tích, ảo tưởng, gian dối
    - Bài học rút ra từ việc tổng kết thực tiễn PNTP sẽ có giá trị khoa học
    + Nguyên tắc toàn diện
    - Cần cân nhắc toàn diện ở tất cả các khía cạnh có liên quan
    - Chống lại cách tư duy phiến diện
    + Nguyên tắc cụ thể hóa
    - Cố gắng lượng hóa hoặc chi tiết hóa các nội dung
    - Nội dung đánh giá rõ ràng, các số liệu chứng minh cụ thể
    - Đảm bảo các nhận định có tính thuyết phục cao
    Phương pháp đánh giá: 
    + Phương pháp phân tích
    - Là việc mổ xẻ chi tiết các vấn đề có liên quan đến hoạt động PNTP=> đánh giá
    - Phân tích THTP, hoạt động tổ chức, triển khai và áp dụng
    + Phương pháp so sánh
    - Là việc so sánh các vấn đề có liên quan đến hoạt động PNTP=> kết luận 
    - So sánh thông số THTP=>đánh giá mức độ ẩn, mức độ kiểm soát , khả năng hạn chế sự phát triển của THTP
    + Phương pháp tổng hợp
    - Khái quát hóa toàn bộ các nhận định độc lập sau khi phân tích, so sánh
    - Các nội dung tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc có mối liên hệ qua lại=> đánh giá chung 
    Các tiêu chí đánh giá:
    Các tiêu chí về lượng
    - Số vụ phạm tội giảm:
       Tổng số vụ phạm tội xảy ra trên thực tế giảm .
       Tỷ lệ ẩn của loại tội phạm có độ ẩn cao giảm.
    - Số người phạm tội giảm:
       Số người phạm tội bao giờ cũng lớn hơn số vụ phạm tội.
        Nếu số người phạm tội giảm=> THTP không quá phức tạp.
    Các tiêu chí về chất
    - Giảm dần tỷ trọng các loại TP (hoặc TP) nguy hiểm và phố biến
    - Khuynh hướng chống đối xã hội giảm dần tính chất nguy hiểm
    - Giảm tỷ trọng các TP mới, các trường hợp tái phạm tội, TP do người chưa thành niên thực hiện, TP do cán bộ, đảng viên thực hiện
    - Giảm dần chỉ số về sự thiệt hại cùa tình hình tội phạm
    Các tiêu chí khác:
    - Địa bàn phạm tội, lĩnh vực phát sinh tội phạm có sự chuyển hóa tốt. Tình hình tội phạm gắn liền với yếu tố không gian. 
    - Chi phí cho công tác phòng chống tội phạm thấp nhưng đạt kết quả cao.
     
    Cập nhật bởi tranbabinh.law ngày 30/11/2018 09:00:30 SA
     
    Báo quản trị |