Phó Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Chủ đề   RSS   
  • #615664 26/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27592
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 573 lần


    Phó Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Phó Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Người được bổ nhiệm chức danh này cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Phó Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Căn cứ Điều 31 Luật tổ chức Chính phủ 2015 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Thủ tướng Chính phủ như sau: 

    - Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. 

    - Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

    Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 39/2022/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:

    - Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;

    - Trong phạm vi lĩnh vực, công việc được phân công, ủy quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về những quyết định của mình và những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tiêu cực, tham nhũng trong giải quyết công việc;

    - Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì xem xét, quyết định hoặc trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi cần thiết.

    Theo đó, hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn như đã nêu trên.

    (2) Chức danh Phó Thủ tướng chính phủ cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể gì?

    Bên cạnh những tiêu chuẩn chung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực, uy tín và tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định Quy định 214-QĐ/TW 2020 thì người được bổ nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại mục 2.12 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:

    - Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương,

    Đồng thời, người được bổ nhiệm cần có những phẩm chất, năng lực như sau:

    - Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.

    - Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước;

    - Hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công.

    - Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.

    - Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục.

    - Là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

    Theo đó, người được bổ nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ cần đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể như đã nêu trên.

    (3) Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:

    Điều 88

    Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;”

    Như vậy, hiện nay, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ dựa trên nghị quyết của Quốc hội.

     
    247 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận