Phó Thủ trưởng có thể ra quyết định xử phạt hành chính khi đơn vị chưa có Thủ trưởng?

Chủ đề   RSS   
  • #609963 27/03/2024

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Phó Thủ trưởng có thể ra quyết định xử phạt hành chính khi đơn vị chưa có Thủ trưởng?

    Tình huống phát sinh là đơn vị chưa có Hạt trưởng hạt kiểm lâm. Vậy người được bổ nhiệm phó phụ trách (ví dụ Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm) có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không? Nếu được thì quy định điều chỉnh như thế nào?
     
    Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính
     
    Liên quan nội dung này, tại Điều 54 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 do Văn phòng Quốc hội ban hành có nêu về các nguyên tắc khi giao quyền xử phạt như sau:
     
    - Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
     
    - Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
     
    - Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
     
    Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện xử phạt vi phạm hành chính. Các quy định liên quan thẩm quyền xử phạt nêu các chức danh cụ thể (Thủ trưởng đơn vị) chứ không gồm trường hợp cá nhân được giao phụ trách. Vì vậy, khi đơn vị chưa có Thủ trưởng thì không có căn cứ để lập văn bản giao cho cấp phó (Phó Thủ trưởng) thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được.
     
    Hoặc ít nhất là phải có văn bản của cơ quan nhà nước quản lý nêu rõ là giao quyền cho Phó Thủ trưởng thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ của Thủ trưởng đơn vị thì Phó Thủ trưởng mới có thể xử phạt.
     
    Chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính
     
    Giả sử trong trường hợp được giao quyền thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng. Và việc giao quyền chỉ chấm dứt khi thuộc trường hợp tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
     
    - Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;
     
    - Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
     
    - Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
     
    - Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
     
    - Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
     
    - Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
     
    - Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
     
    - Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn.
     
    Căn cứ theo các trường hợp trên, người được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể xác định thời điểm cụ thể thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ của mình trong quá trình công tác.
     
    21 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận