Việc quy định phố kiểu mẫu nói thì nghe có vẻ rất sang trọng nhưng thực tế khi nhìn vào toàn thấy sựu rập khuôn và máy móc, không có sự sáng tạo và đặc biệt của con phố. Việc quy định về giới hạn kích thước độ cao biển quảng cáo là đúng, nhưng giới hạn mầu và kiểu dáng biển là chưa hợp lý, nó phải đa dạng mới đẹp, không cái to cái bé là được. Mỗi một sản phẩm có mầu thương hiệu riêng, nay bắt người ta về một mầu ông bún đậu mắm tôm cũng như ông ngân hàng thì có lẽ thấy hài hước.
Các chủ thương hiệu quốc tế hoàn toàn có thể khởi kiện chính quyền thành phố vì đã can thiệp vào thương hiệu logo bản quyền của họ bằng cách thay đổi màu sắc làm sai lệch thương hiệu của họ. Có thể nói việc áp đặt màu sắc xanh đỏ lên bảng hiệu chính là cách làm sai lầm của các nhà quản lý, và điều đó có thể khiến họ phải trả giá đắt vì điều này. Ngân quỹ nhà nước đã eo hẹp sẵn rồi giờ mà phải đi đền bù cho việc vi phạm bản quyền thương hiệu thì vui lắm các bác ạ. Khi phê duyệt chuyện này các bác lãnh đạo chưa suy nghĩ thấu đáo rồi. Việc áp đặt màu sắc là không được phép.
Tất nhiên là nên có những quy định về sự đồng bộ, tuy nhiên không nên quá rập khuôn và áp đặt. Ở đây chính quyền đã quá lạm dụng vấn đề khuân mẫu.
1) Theo
Luật quảng cáo, chỉ có quy định về kích thước biển chứ không hề có quy định phải theo một màu sắc hay form thiết kế nào hết. Như vậy, chính quyền địa phương có làm trái luật?
2) Mỗi cá nhân, tập thể có quyền kinh doanh và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình theo cách riêng của mình (Miễn là không trái luật) nhằm mục đích tạo sự khác biệt cũng như giúp khách hàng dễ nhận diện và phân biệt. Ở đây chính quyền địa phương đã dành mất cái quyền này.
3) Người đi mua sắm trên con phố này sẽ rất mệt bởi khó nhận ra cửa hàng mình muốn đến (Trừ khi nhớ rõ địa chỉ) vì nhìn cửa hàng nào cũng giống cửa hàng nào.
Trường hợp có một vài cửa hàng kinh doanh cùng mặt hàng, lại có ông này cố tình nhái thương hiệu của ông kia thì chỉ chết người tiêu dùng thôi.