Phó Chủ tịch nước có quyền đặc xá không?

Chủ đề   RSS   
  • #609802 22/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 1119
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 29 lần


    Phó Chủ tịch nước có quyền đặc xá không?

    “Đặc xá” là một trong những quyền hạn đặc biệt mà chỉ có Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành. Xét trong tình trạng nước ta hiện tại, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã từ chức, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tạm thời giữ quyền Chủ tịch nước. Vậy Phó chủ tịch nước có quyền đặc xá ấy không?

    1. Pháp luật quy định về đặc xá như thế nào?

    Căn cứ khoản 1,2 Điều 3 Luật đặc xá 2018, quy định về đặc xá:

    Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

    Quyết định về đặc xá là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá.

    Ngoài ra, Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về đặc xá như sau:

    - Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

    Như vậy có thể thấy, quyền đặc xá thuộc về thẩm quyền của Chủ tịch nước.

    2. Điều kiện để được đặc xá

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2019/NĐ-CP, quy định các điều kiện để được đề nghị đặc xá:

    - Người bị kết án phạt tù có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt, chấp hành nghiêm nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, tích cực học tập, lao động, cải tạo và các quý đã đủ thời gian xếp loại trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại khá hoặc tốt.

    - Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.

    - Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;

    - Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá;

    - Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này.

    - Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này;

    - Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;

    - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2019/NĐ-CP

    Trên đây là một vài quy định nổi bật nằm trong quy định trên. Xem chi tiết tại: Nghị định 52/2019/NĐ-CP.

    Sở dĩ có điều khoản trên quy định những trường hợp được đặc xá vì nó thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước. Điều này mở ra cơ hội giúp họ nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng, trở thành những người có ích cho xã hội, bên cạnh đó cho thấy truyền thống tốt đẹp: “đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại của nhà nước”.

    3. Phó Chủ tịch nước có quyền đặc xá không?

    Căn cứ Điều 92,93 Hiến pháp 2013, quy định:

    - Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

    - Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.

    - Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

    - Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

    Như vậy, Phó Chủ tịch nước có thể được Chủ tịch nước ủy nhiệm, thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể là đặc xá cho tội phạm được nêu phía trên.

    Nói thêm một chút về tình hình hiện nay của nước Việt Nam ta. Với việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Chiếu theo những quy định trên, bà hoàn toàn có quyền đặc xá các tội phạm dù cho vị trí của bà hiện tại vẫn là Phó Chủ tịch nước. 

    Tổng kết lại, nếu Chủ tịch nước ủy nhiệm hoặc khuyết vắng trong thời gian dài, Phó Chủ tịch nước được giữ quyền thì hoàn toàn có thể đặc xá các tội phạm theo đúng quy định pháp luật.

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận