Trong các cuộc bầu cử hoặc lấy ý kiến thường có các phương án bỏ phiếu là phiếu thuận, phiếu chống và phiếu trắng. Phiếu thuận và phiếu chống thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình của người bỏ phiếu. Vậy phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu trắng là đồng tình hay không đồng tình?

(1) Phiếu trắng là gì? Bỏ phiếu trắng là đồng tình hay không đồng tình?
Phiếu trắng không phải phiếu màu trắng mà là một phương thức biểu quyết thể hiện quan điểm trung lập của người bỏ phiếu.
Trong các cuộc bầu cử hoặc lấy ý kiến thường có các phương án bỏ phiếu là phiếu thuận, phiếu chống và phiếu trắng. Phiếu thuận và phiếu chống thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình của người bỏ phiếu.
Có thể hiểu, phiếu trắng là khi bỏ phiếu biểu quyết nhưng không lựa chọn đồng ý (thuận) hay không đồng ý (chống) mà để trống hoặc gạch bỏ hết các lựa chọn trên phiếu bầu thì được gọi là phiếu trắng.
Theo khoản 7 Điều 12 Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 quy định về tính hợp lệ của phiếu trắng thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính như sau:
Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.
- Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.
Như vậy, theo quy định trên, phiếu trắng là phiếu hợp lệ khi phiếu được Ban Kiểm phiếu phát ra, có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt, trên phiếu không được đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một người, một vấn đề; ghi thêm tên người khác hoặc ý kiến khác hoặc để phiếu trắng.
Người bỏ phiếu trắng dù không thể hiện quan điểm là đồng tình hay không đồng tình nhưng vẫn sẽ được xác định là phiếu không đồng tình với một hoặc nhiều người, nhiều vấn đề trong danh sách lấy phiếu biểu quyết
(2) Nguyên nhân bỏ phiếu trắng là gì?
Nguyên nhân bỏ phiếu trắng đến từ nhiều lí do.
Không phải khi tham gia bất kì cuộc bầu cử hay lấy ý kiến nào người bỏ phiếu cũng xác định được mình hoàn toàn đồng tình hay không hoàn toàn đồng tình với vấn đề được lấy phiếu, do đó sẽ chọn phương án là để phiếu trắng.
Ngoài ra, phiếu trắng sẽ giúp người bỏ phiếu giữ được quan điểm trung lập hoặc là ngầm thể hiện không đồng ý các phương án được đưa ra. Hoặc khi không đồng tình với các phương án nhưng không muốn thể hiện ra mặt.
Một số nguyên nhân thông thường dẫn đến việc bỏ phiếu trắng là:
- Việc bỏ phiếu thuận hay phiếu chống sẽ hưởng đến lợi ích cá nhân
- Không có thông tin đầy đủ về nội dung bầu cử để đưa ra quan điểm
- Không muốn chia sẻ lập trường về vấn đề được nói đến
- Hạn chế pháp lý và nghĩa vụ nên không thể tham gia cuộc bầu cử
- Bất mãn với danh sách đại biểu bầu cử
- Khác biệt về tôn giáo
Ngoài ra, nếu thông tin của các lựa chọn trong phiếu bầu chưa đầy đủ, không chính xác sẽ gây ra bối rối cho người bỏ phiếu, từ đó làm tăng số lượng phiếu trống nhiều hơn. Hoặc một số cử tri không có điều kiện bỏ phiếu vào các nơi tổ chức bầu cử do đó sẽ phiếu trống, và vẫn sẽ được tính là phiếu trắng.

(3) Tính hiệu lực của phiếu trắng?
Như đã nói, phiếu trắng sẽ được tính như một phiếu không đồng tình. Mặc dù việc bỏ phiếu trắng có vẻ đơn giản, nhưng ý nghĩa của nó lại rất quan trọng.
Tuỳ vào quy định trong thủ tục bỏ phiếu khác nhau mà tính hiệu lực của phiếu trắng được xác định như sau:
- Trường hợp bỏ phiếu trắng chỉ được tính là ý kiến, không tính vào tổng số phiếu tham gia thì phiếu trắng được tính cho đủ hình thức số lượng. Tuy nhiên, lượng phiếu trắng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu vào tỉ số thuận/tổng trên tổng phiếu. Vì vậy, ở trường hợp này thường không khuyến khích bỏ phiếu trắng.
- Trường hợp dựa vào tỷ lệ phiếu thuận/chống đã vượt qua số phần trăm tối thiểu trên tổng số phiếu tham dự. Phiếu trắng sẽ được đếm trong tổng số phiếu khi kiểm tra xem biểu quyết đã đạt số phiếu tối thiểu hay chưa; không dùng trong công thức tính tỷ lệ phiếu cho kết quả biểu quyết.
- Trường hợp số phiếu thuận/chống không đủ số phiếu tối thiểu, phiếu trắng có vai trò thúc đẩy cuộc bỏ phiếu đến kết thúc nhanh hơn dưới các hình thức xoá/giữ, ủng hộ/phản đối, phục hồi/không phục hồi và có/không.
Các hình thức này sẽ tuỳ vào quy định bỏ phiếu ở mỗi tổ chức để thực hiện tính hiệu lực của phiếu trắng.