Phiên chất vấn là gì? Người dân có thể xem phiên chất vấn ở đâu?

Chủ đề   RSS   
  • #612369 05/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 494 lần


    Phiên chất vấn là gì? Người dân có thể xem phiên chất vấn ở đâu?

    Các phiên chất vấn trong Kỳ họp Quốc hội luôn được đông đảo người dân quan tâm, theo dõi. Vậy, phiên chất vấn là gì và xem phiên chất vấn ở đâu?

    Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4-6/6), được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri, nhân dân theo dõi.

    Phiên chất vấn là gì? Ai là người hỏi và trả lời trong phiên chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội?

    Theo khoản 7 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, chất vấn là việc:

    - Đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước

    - Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.

    Theo khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội bao gồm:

    - Phiên họp toàn thể của Quốc hội;

    - Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội;

    - Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách;

    - Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội;

    - Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.

    Trong đó, phiên chất vấn được diễn ra tại phiên họp toàn thể của Quốc hội.

    Như vậy, chất vấn là một phiên diễn ra trong phiên họp toàn thể của Quốc hội tại Kỳ họp Quốc hội. 

    Tại phiên chất vấn, Đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

    Người dân có thể xem phiên chất vấn ở đâu?

    Giám sát của Quốc hội trong chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội

    Theo Điều 15 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định hoạt động giám sát của Quốc hội chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội như sau:

    Trước phiên chất vấn:

    - Trước phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    - Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.

    Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:

    - Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;

    - Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);

    - Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;

    - Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.

    Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

    Những trường hợp Quốc hội cho trả lời chất vấn bằng văn bản:

    Quốc hội cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:

    - Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;

    - Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;

    - Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.

    Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. 

    => Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.

    Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

    Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn: 

    Nghị quyết về chất vấn có nội dung cơ bản sau đây:

    - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn;

    - Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;

    - Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;

    - Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.

    Công khai phiên chất vấn:

    Phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định.

    Báo cáo:

    - Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước đến đại biểu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

    Báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.

    - Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo tổng hợp của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    Như vậy, Quốc hội sẽ điều hành và giám sát phiên chất vấn theo quy định trên. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định và đồng thời không phải mọi chất vấn đều phải trả lời trực tiếp tại phiên chất vấn mà cũng có thể trả lời bằng văn bản tùy trường hợp.

    Người dân có thể xem phiên chất vấn ở đâu?

    Theo quy định trên, phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định. Theo đó, người dân có thể theo dõi nội dung phiên chất vấn tại:

    - Xem tường thuật trực tiếp tại trang Cổng thông tin điện tử Quốc Hội.

    - Đài Truyền hình Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp trong các ngày từ 4/6 đến 6/6 trên kênh VTV1.

    - Ngoài ra, người dân có thể theo dõi trên báo đài, livestream trên Youtube để theo dõi phiên chất vấn.

    Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn là bao lâu?

    Theo Điều 19 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:

    - Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên chất vấn. Trường hợp Chủ tịch Quốc hội vắng mặt thì phân công một Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên chất vấn.

    - Trình tự phiên chất vấn được tiến hành như sau:

    + Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn nêu nhóm vấn đề đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn;

    + Đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn qua hệ thống điện tử;

    + Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời từng đại biểu Quốc hội chất vấn theo thứ tự đăng ký; mời người bị chất vấn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;

    + Căn cứ nội dung và tình hình thực tế, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn mời đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu tranh luận nội dung trả lời của người bị chất vấn; 

    Khi có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận về cùng vấn đề đang được chất vấn thì đại biểu Quốc hội đã nêu chất vấn về vấn đề đó được ưu tiên tranh luận trước;

    + Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn có quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng chất vấn hoặc tranh luận nếu đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận quá thời gian hoặc chất vấn, tranh luận không đúng nội dung; 

    Yêu cầu người bị chất vấn dừng trả lời chất vấn khi trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian;

    + Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên chất vấn phát biểu kết thúc phiên chất vấn.

    - Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi. 

    Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp quyết định việc kéo dài thời gian nêu chất vấn, trả lời chất vấn.

    - Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; 

    Không được sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; 

    Thời gian mỗi lần tranh luận không quá 02 phút.

    Như vậy, việc nêu chất vấn, trả lời chất vấn cũng phải được tiến hành trong thời gian quy định. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 01 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi (thời gian này có thể dài hơn trong trường hợp cần thiết)

     
    167 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận