Xe máy muốn lưu thông trên đường cần phải đăng ký biển số xe theo quy định. Như vậy Phí làm biển số xe máy là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
“Điều 5. Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được thực hiện như sau:
Đơn vị tính: đồng/lần/xe
Số TT Chỉ tiêu Khu vực I Khu vực II Khu vực III
I Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số
1 Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này 150.000 - 500.000 150.000 150.000
2 Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống 2.000.000 - 20.000.000 1.000.000 200.000
3 Sơ mi rơ moóc, rơ móc đăng ký rời 100.000 - 200.000 100.000 100.000
4 Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ)
a Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống 500.000 - 1.000.000 200.000 50.000
b Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng 1.000.000 - 2.000.000 400.000 50.000
c Trị giá trên 40.000.000 đồng 2.000.000 - 4.000.000 800.000 50.000
d Xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật 50.000 50.000 50.000
II Cấp đổi giấy đăng ký
1 Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số
a Ô tô (trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này) 150.000 150.000 150.000
b Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc 100.000 100.000 100.000
c Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này) 50.000 50.000 50.000
2 Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô, xe máy 30.000 30.000 30.000
3 Cấp lại biển số 100.000 100.000 100.000
III Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy) 50.000 50.000 50.000
Trong đó:
- Khu vực I gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
- Khu vực II gồm:
+ Thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, thành phố Hải Phòng.
+ Các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã;
- Khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên.
Các giấy tờ cần thiết để làm biển số xe máy gồm có:
- Sổ hộ khẩu photo, nếu là xe của cơ quan thì cần giấy giới thiệu cơ quan. Mang theo sổ hộ khẩu bản gốc để đối chiếu.
- Thẻ chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân (bản gốc).
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy kiểm tra chất lượng của xe khi xuất xưởng, giấy chứng nhận chất lượng xe đạt tiêu chuẩn lưu thông trên đường.
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Lệ phí đóng thuế trước bạ.
Như vậy,ta có thể thấy rằng việc mức thu phí cấp biển xe máy sẽ có sự khác nhau ở các Khu vực I,II và III, ở Khu vực I sẽ có mức phí cao hơn so với các Khu vực còn lại. Ngoài ra, giá trị của xe cũng ảnh hưởng đến mức phí thu cấp biển khi giá trị xe càng lớn thì mức phí cũng cao tương đương so với giá trị của những loại xe có giá thành thấp hơn.