Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng ta cần xem xét
luật quốc tịch 2008: Luật quốc tịch 2008 viết:Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Như vậy, có hai yếu tố để xác định ai là
người VN định cư ở nước ngoài đó là
yếu tố quốc tịch và
yếu tố gốc Việt Nam.
Nếu
người đó có quốc tịch Việt Nam thì
họ được coi là công dân Việt Nam - người Việt Nam (cho dù họ là người gốc Việt Nam hay người da đen hay da trắng). Khi họ tiến hành đầu tư tại Việt Nam thì
họ được coi là NĐT trong nước.
Nếu
người đó chỉ đơn giản là người gốc Việt Nam mà
không có quốc tịch Việt Nam (đã từng có nhưng không còn) thì khi họ tiến hành đầu tư tại Việt Nam thì
họ được coi là NĐT nước ngoài. Tôi chỉ xét đến giai đoạn họ đầu tư vào Việt Nam, bởi sau khi đầu tư vào Việt Nam thì họ vẫn có thể nhập quốc tịch Việt Nam trong một số trường hợp theo
luật quốc tịch 2008, bạn có thể tự tham khảo.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 20/06/2011 03:45:54 CH
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.