1. Thế nào là cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Trong khoảng thời gian trở lại đây, cụm từ "Cách mạng công nghiệp 4.0" được nhắc nhiều thông qua các phương tiện truyền thông cũng như là mạng xã hội. Cùng với đó là những hy vọng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khi đương đầu với cuộc cách mạng này. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu như thế nào?
Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới thì Cách mạng Công nghiệp 4.0 được hiểu như sau: Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Theo đánh giá, Cách mạng Công nghiệp 4.0 phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp của các quốc gia, theo đó cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của các ngành công nghiệp.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra trên 3 lĩnh vực: Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý
Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cuộc cách mạng tập trung nghiên cứu những bước phát triển nhảy vọt trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo và hoá học vật liệu.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trong lĩnh vực vật lý, với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
2. Những cơ hội và thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với một quốc gia
Theo trên thì chúng ta thấy rằng cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra với 3 trụ cột chính, nó phá bỏ mọi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Ở một quốc gia, khi cuộc cách mạng này được diễn ra thì mang đến cho quốc gia đó rất nhiều những cơ hội nhưng bên cạnh đó là nhiều những thách thức khó khăn.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho ngành công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Khi đó, chúng ta sẽ thấy một sự lột xác ngoạn ngục của nền kinh tế, tất cả mọi thứ điều được tự động hoá, những cơ sở dữ liệu sẽ được kết nối với internet, chỉ cần một cú click chuột chúng ta có thể tạo ra được một số lượng sản phẩm mà bình thường có thể cần đến hàng trăm công nhân. Chúng ta sẽ chứng kiến được những vườn rau, vườn trái cây không một bóng người chăm sóc mà vẫn phát triển một cách bình thường nhờ hệ thống kỹ thuật. Chúng ta sẽ làm được những ca phẫu thuật khó nhưng không cần đến nhiều bác sĩ, tạo ra được những loại dược phẩm trị được những căn bệnh khó trị từ trước đến nay. Chúng ta có thể truy cập internet ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này. Và còn rất nhiều những thay đổi mang tính đột phá kinh hoàng mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại.
Tuy nhiên, theo cùng với những thay đổi đột phá ấy có thể là một sự khủng hoảng kinh hoàng đối với mọi mặt của một quốc gia. Đầu tiên là về vấn đề lao động, khi tất cả mọi thứ điều được tự động hoá hoặc có robot làm thay thì nguồn lao động nói chung của đất nước bị khủng hoảng một cách trầm trọng, nguồn lao động lúc này cần sẽ là rất ít những đòi hỏi chất lượng nguồn lao động phải rất cao. Lúc này kèo theo nhiều lệ luỵ đối với xã hội khi nguồn lao động bị khủng hoảng. Thứ hai, gây mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, một cuộc lật đỗ ngoạn ngục của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin sẽ diễn ra, họ sẽ chi phối toàn thể các doanh nghiệp khác. Thứ ba, thời đại IoT cũng đòi hỏi những quốc gia cần phải chuẩn bị trước. Chẳng hạn như việc sử dụng hệ sinh thái IoT cũng làm tăng nguy cơ bị xâm phạm đời tư, an ninh mạng và trách nhiệm của con người trong việc sử dụng các thiết bị kết nối không dây. Còn nhiều những hệ luỵ, những rủi ro, những thách thức mà một quốc gia cần biết và lường trước để đương đầu với cuộc cách mạng toàn cầu mang tính tất yếu này.
Việt Nam của chúng ta sẽ gặp rất nhiều những khó khăn khi đương đầu với cuộc cách mạng này, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ về mọi thứ để đón đầu một làn sóng mạnh mẽ từ cuộc cách mạng. Phải biết nắm bắt những cơ hội và tìm các biện pháp để vượt qua những khó khăn, thử thách mà cuộc cách mạng mang tới.
3. Pháp luật như thế nào trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0?
Những thách thức mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại không hề nhỏ và nó có thể kéo theo nhiều hệ luỵ. Đặc biệt, đối với một đất nước còn non trẻ và mới tiệm cận với nền kinh tế thề giới thì những thách thức đó còn lớn hơn rất nhiều lần. Vì thế, chúng ta cần đưa ra được những chính sách quản lý một cách phù hợp với làn sóng của Cách mạng Công nghiệp 4.0
Thứ nhất, về chính sách lao động. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lao động lớn cho một quốc gia. Đặc biệt, với một đất nước có nguồn lao động dồi dào như Việt Nam thì cuộc khủng hoản này sẽ kinh khủng hơn rất nhiều và gây ra nhiều hệ luỵ đến các mặt của đời sống xã hội. Vì thế, chúng ta cần có chính sách lao động phù hợp khi đương đầu với cuộc cách mạng này. Làm thế nào để duy trì việc làm cho người lao động, các chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho người lao động...
Thứ hai, về giáo dục chúng ta cần phải xây dựng một chính sách giáo dục hiện đại, khoa học để đào tạo một nguồn nhân lực thực sự chất lương cung cấp cho thị trường lao động trong thời công nghiệp 4.0
Thứ ba, về chính sách sở hữu trí tuệ, không phải đến thời công nghiệp 4.0 thì sở hữu trí tuệ mới được quan tâm, mà sở hữu trí tuệ cần phải được qua tâm từ khi chúng ta bắt đầu hội nhập. Những sản phẩm tri thức, những sản phẩm của sự sán tạo cần được pháp luật bảo vệ tối đa để đem đến sự công bằng, kích thích hơn khoa học và công nghệ phát triển. Chúng ta phải chặt chẽ hơn trong các chính sách về sở hữu trí tuệ, hạn để điểm hở trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, trong cơn bão kỹ thuật số thời công nghệp 4.0 thì đòi hỏi những chính sách này đổi mới hơn, sáng tạo hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Cuối cùng là những chính sách pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thực chất mang nhiều của sự đột phá của công nghệ thông tin, khi công nghệ thông tin là nắm vai trò quan trọng chủ chốt trong sự lan toả của cuộc cách mạng. Một thời đại công nghệ thông tin chiếm hữu mọi thứ, internet kết nối mọi vấn đề trong xã hội thì cần một chính sách pháp lý chặt chẽ, phù hợp để quản lý quyền riêng tư của công dân và sự an toàn của an ninh mạng.
Trên đây là những vấn đề mà mình tìm hiểu về cuộc Cách mạng Công nghệp 4.0, hy vọng nhận được sự chia sẽ thêm từ phía mọi người