Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về kê đơn, bán thuốc online?

Chủ đề   RSS   
  • #605682 26/09/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về kê đơn, bán thuốc online?

    Dược sĩ kinh doanh quầy thuốc bán lẻ muốn mở rộng kinh doanh và định hướng bán thuốc online hoặc trên các sàn thương mại điện tử có được không? Quy định hiện hành về vấn đề bán thuốc online như thế nào? Bán thuốc trên trang thương mại điện tử có cần phải đáp ứng các yêu cầu gì?

    Hoạt động kinh doanh dược bao gồm

    Căn cứ khoản 2, Điều 32 Luật Dược 2016 quy định về cơ sở kinh doanh dược

    + Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;

    + Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

    Cơ sở kinh doanh dược bao gồm

    + Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;

    + Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;

    + Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

    Theo đó, thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và căn cứ vào điểm đ, khoản 2, Điều 32 của Luật Dược năm 2016  quy định về cơ sở bán lẻ thuốc chỉ bao gồm 04 hình thức

    - Nhà thuốc;

    - Quầy thuốc;

    - Tủ thuốc trạm y tế xã/phường/thị trấn;

    - Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

    Theo quy định tại khoản 4, Điều 77 Luật Dược 2016 nêu rõ trách nhiệm của cơ sở bán lẻ thuốc là tư vấn trong phạm vi chuyên môn cho người sử dụng thuốc về các biện pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc; thu thập, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền các thông tin về dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

    Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

    Theo quy định tại Điều 33 Luật Dược 2016, muốn kinh doanh dược phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược, mà để có được Giấy này thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định

    + Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

    + Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 của Luật Dược 2016,...

    Theo đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền rất khó thể kiểm soát được các cơ sở kinh doanh có đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định không, khi các cơ sở kinh doanh chọn mở rộng kinh doanh theo phương thức kinh doanh thuốc online.

    Ngoài ra, theo Thông tư 27/2021/TT-BYT chỉ có cho phép kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử đối với  người bệnh ngoại trú, người bệnh nội trú ra viện.

    Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đến nay vẫn chưa có một quy định cụ thể về các hoạt động bán thuốc online.

     

     
    237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận