Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

Pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, nhiều quốc tịch

Chủ đề   RSS   
  • #496021 03/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 84 lần


    Pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, nhiều quốc tịch

    Hiện nay, vấn đề liên quan đến “Pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, nhiều quốc tịch” được điều chỉnh bởi Điều 672 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015.

    Điều 672. Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch

    1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

    2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

    Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

    BLDS 2015 giữ nguyên nguyên tắc về pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú nhưng có bổ sung thêm vào nguyên tắc này yếu tố “vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (khoản 1 Điều 672). Như vậy, căn cứ để áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch là pháp luật nước người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc bổ sung như vậy là hợp lý, thể hiện được sự gắn kết giữa mối quan hệ dân sự được thiết lập với nơi cư trú của người không quốc tịch và thuận lợi hơn đối với công tác chọn luật áp dụng dành cho đối tượng này khi có việc thay đổi nhiều nơi cư trú.

    Bên cạnh đó BLDS 2015 còn dự liệu trường hợp người không quốc tịch có nhiều nơi cư trú và trường hợp không xác định được nơi cư trú của người không quốc tịch. Trong trường hợp này áp dụng “pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất” (Điều 672). Cách giải quyết áp dụng pháp luật nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất là quy định mới, khác so với các giải quyết của BLDS 2005 là áp dụng pháp luật Việt Nam. Việc đưa yếu tố “mối liên hệ gắn bó nhất” để chọn luật áp dụng đối với trường hợp người không quốc tịch có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú có tính hợp lý hơn quy định của BLDS hiện hành là áp đặt áp dụng pháp luật Việt Nam. Mối liên hệ này có thể hiểu là nơi người đó có quan hệ gia đình, tài sản, thậm chí là nơi làm việc thường xuyên của người đó.

                          

    BLDS 2015 còn ưu tiên áp dụng pháp luật Việt Nam trong trường hợp cá nhân có quốc tịch Việt Nam. Cụ thể, khoản 2 Điều 672 theo hướng  “trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam”. Đây là căn cứ hợp lý, lần đầu tiên được quy định tại BLDS 2015, vừa tạo thuận lợi trong việc chọn luật áp dụng cho trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch đồng thời thể hiện sự gắn kết và bảo hộ đối với người có quốc tịch Việt Nam trong số nhiều quốc tịch. Tuy nhiên hướng này không hoàn toàn mới ở Việt Nam vì Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã theo hướng “trong trường hợp công dân có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam”.

     
    6533 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận