Khi nhắc đến Tòa Hình sự Quốc tế, người ta thường được biết đến là nơi xét xử những bản án làm rung động thế giới như các tội phạm chiến tranh, diệt chủng thuộc Đức Quốc xã, Nhật Bản vào thời kỳ trước.
Thì mới đây, Tòa hình sự đã phát lệnh bắt khẩn cấp Tổng thống Nga với nhiều cáo buộc cho rằng ông chịu trách nhiệm trực tiếp cho phép quân sự nước này di chuyển trẻ em Ukraine ra ngoài lãnh thổ. Vậy phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao?
1. Tòa Hình sự Quốc tế là gì?
Tòa Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) được Liên Hợp Quốc thành lập dựa trên Quy chế Rome vào năm 1998. Trong đó, có 120 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu.
Đa phần Tòa hình sự Quốc tế sẽ tổ chức xét xử, thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự. Đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế.
Tòa sẽ thực hiện các chức năng và quyền hạn của mình trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Quy chế bất kỳ, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế.
Lưu ý, Tòa Hình sự sẽ căn cứ vào những thỏa thuận riêng, trên lãnh thổ của một quốc gia khác không phải là thành viên của Quy chế.
2. Tòa Hình sự Quốc tế có được bắt nguyên thủ quốc gia?
Tòa Hình sự Quốc tế được thành lập và phát triển bởi Liên Hợp Quốc vì vậy sẽ có nước tham gia hoặc không tham gia. Các nước không tham gia có quyền từ chối các điều khoản được quy định bởi Tòa.
Tòa Hình sự Quốc tế chủ yếu nhắm đến các đối tượng đặc biệt nguy hiểm không chỉ trong nước mà còn ở đa quốc gia.
Tòa có thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước, thẩm quyền xét xử của Tòa là sự ‘bổ trợ” (Complementarity) đối với thẩm quyền xét xử của các Tòa án trong nước.
Thông thường nguyên thủ quốc gia lại được miễn trừ trách nhiệm hình sự căn cứ vào Hiến pháp của nước sở tại. Mà Tòa Hình sự Quốc tế không phải là một cấp xét xử cao hơn so với các Tòa trong nước.
Hoặc là một Tòa phúc thẩm đối với các Tòa án quốc gia nên không có thẩm quyền tác động đến quy định của các quốc gia nên không thể bắt nguyên thủ quốc gia theo luật dẫn độ.
3. Giá trị phán quyết của Tòa Hình sự quốc tế
Từ những dữ liệu trên cho thấy Tòa Hình sự Quốc tế là một chủ thể của Luật quốc tế, Tòa án do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung.
Tư cách chủ thể của Tòa độc lập với các quốc gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên.
Tòa Hình sự là một thiết chế và vị trí pháp lý độc lập so với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà còn nguồn tài chính được đóng góp từ phía các thành viên chứ không phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ.
Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân, điểm này giúp phân biệt với Tòa án Công lý quốc tế ở chỗ. Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án Công lý quốc tế không chấp nhận những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân.
Như vậy, phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị độc lập với chủ thể là một tổ chức được hoạt động dựa trên sự công nhận của các thành viên tham gia và công nhận. Còn đối với các quốc gia không là thành viên và không có giao kết điều ước quốc tế có liên quan đến Tòa sẽ không phải chịu trách nhiệm thi hành phán quyết của Tòa này.