PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TỪ NĂM 1994

Chủ đề   RSS   
  • #441560 15/11/2016

    huynhchithien1989

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TỪ NĂM 1994

    Xin chào các Anh/Chị am hiểu về Pháp luật, nhờ Anh/Chị tư vấn giúp Tôi về trường hợp sau đây:

    Hiện tại, tôi đang cư trú tại căn nhà A, theo giấy tờ căn nhà này được Cơ quan cấp thẩm quyền cấp năm 1994, theo giấy tờ thì chủ sở hữu là Bố và Mẹ tôi (Mẹ tôi đã mất năm 1968).

    Cuối năm 1994, Bố tôi mất để lại di chúc cho một mình Tôi được toàn quyền quản lý, sử dụng căn nhà trên. Tôi đã cư trú và sinh hoạt tại căn nhà trên từ thời điểm năm 1989 đến hiện tại.

    Hàng thừa kế thứ nhất tại thời điểm Bố tối mất gồm 2 người anh và tôi. Năm 2008, 1 người anh tôi mất. Hiện tại chỉ còn tôi và 1 người anh trai.

    Từ thời điểm bố tôi mất đến nay không có tranh chấp, phát sinh gì về quyền thừa kế đối với căn nhà trên.

    Xin cho hỏi về quyền thừa kế của tôi đối với căn nhà trên, có phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của tôi hay là tài sản chung của tôi và các đồng thừa kế khác.

    Và nếu muốn sang tên căn nhà trên cho tôi thì tôi phải làm những thủ tục gì.

    Trân trọng và xin cảm ơn.

     
    8950 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #441568   15/11/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Chào bạn,

    Trường hợp di chúc của Ba bạn hợp pháp nên có hiệu lực thì bạn được hưởng và được cấp giấy chủ quyền đối với di sản mà ông đã di chúc lại cho bạn. Tuy nhiên, trường hợp này do nhà là tài sản chung của Ba, Mẹ bạn cho nên tối đa phần di sản của ông chỉ là 1/2 giá trị căn nhà, 1/2 giá trị còn lại là tài sản riêng của Mẹ bạn đã trở thành tài sản chung chưa chia của những đồng thừa kế hàng thứ 1 của bà. Do đó, cần phải giải quyết phần này.

    Bạn cùng người anh còn sống và vợ con của người anh đã mất (nếu có) nên ngồi lại để thỏa thuận việc chia thừa kế và chia tài sản chung này. Thỏa thuận được thì tới Phòng hoặc Văn phòng công chứng gần nhất để lập Giấy thỏa thuận và việc cấp giấy chủ quyền sẽ căn cứ vào nội dung thỏa thuận đó. Thỏa thuận không được thì phải khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và việc cấp giấy chủ quyền sẽ căn cứ theo Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    huynhchithien1989 (15/11/2016)
  • #442356   23/11/2016

    chulinhcan
    chulinhcan

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề của bạn tôi xin được giải đáp như sau.

    Theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về sở hữu chung của vợ chồng như sau:

    “1- Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

    2- Vợ, chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    3- Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    4- Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.”

    Mẹ bạn chết 1968 nên phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản thuộc sở hữu chung của cha và mẹ bạn trở thành di sản thừa kế.

    Do đó, di chúc của cha bạn chỉ có hiệu lực đối với phần sở hữu của cha bạn trong khối tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 233 nêu trên.

    Hai phần này giải quyết như sau:

    Thứ nhất: Phần của mẹ bạn.

    Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì đối với các trường hợp người để lại di sản chết trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế áp dụng Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 ngày 30-8-1990. Tức là đến hết ngày 30-8-2000 thì hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

    Phần này đã hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế thì giải quyết như sau:

    - Nếu hàng thừa kế thứ nhất có thỏa thuận thống nhất đây là di sản thừa kế chưa chia thì phần của mẹ bạn trở thành sở hữu chung của hàng thừa kế thứ nhất (các anh chị em, ông bà ngoại của bạn). Nếu có yêu cầu chia thì hàng thừa kế thứ nhất cùng thỏa thuận phần được chia, nếu không thỏa thuận được phần được chia thì yêu cầu Tòa án chia.

    - Nếu không thỏa thuận thống nhất thì bạn tiếp tục quản lý phần này cho đến khi xác lập quyền sử hữu của bạn (Điều 247 của Bộ luật dân sự 2005).

    “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này » (Khoản 2 là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước”

    Thứ hai: Phần của cha bạn.

    Nếu di chúc hợp pháp thì bạn được quyền sở hữu phần này. Tuy nhiên, việc xác định phần của cha bạn trong khối tài sản chung không hề dễ dàng. Theo nguyên tắc tại Điều 233 Bộ luật dân sự nêu trên thì là một phần hai. Tuy nhiên, trên thực tế còn xem xét công sức trong việc đóng góp, tạo dựng và chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xác định phần này nếu bạn hoặc người thừa kế khác có yêu cầu.

    Thứ ba: Tổng hợp hai phần trên theo yêu cầu của bạn.

    Nếu bạn muốn được quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất thì thực tế trước hết, bạn nên cũng thỏa thuận với người anh còn lại. Nếu không có tranh chấp thì bạn cùng với người anh còn lại thực hiện thủ tục để sang chủ quyền sở hữu cho bạ.

    Lưu ý: Pháp luật về thừa kế trong trường hợp người anh chết sau cha và mẹ bạn thì những người thừa kế của anh bạn không có quyền gì trong việc thừa kế tài sản của cha mẹ bạn nên tôi mới nói như trên. Tuy nhiên, về tình cảm truyền thống gia đình bạn cũng nên trao đổi, thỏa thuận với vợ và con người anh đã chết (hoặc những người cùng hàng thừa kế khác nếu có) để giữ hòa khí trong gia đình.

    Mong rằng các thông tin trên có thể giải đáp được tốt nhất cho bạn.

    Chào bạn! 

    Luật gia Võ Quốc Trị - Email: voquoctri84@gmail.com. Phone: 0903621658

     
    Báo quản trị |