Phân biệt Yêu cầu phản tố và Yêu cầu độc lập

Chủ đề   RSS   
  • #492198 20/05/2018

    dlinh0112

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 109
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 8 lần


    Phân biệt Yêu cầu phản tố và Yêu cầu độc lập

    Trong tố tụng dân sự, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập được sử dụng bởi các chủ thể tham gia tố tụng khác nhau. Vậy giữa 2 yêu cầu này được áp dụng như thế nào trong quá trình tố tụng? bài viết dưới đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn làm rõ vấn đề này.

    TIÊU CHÍ

    YÊU CẦU PHẢN TỐ

    YÊU CẦU ĐỘC LẬP

    Cơ sở pháp lý

    Khoản 4 Điều 72 và Điều 200 Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015

    Khoản 4 điều 56; Điều 73; Điều 201 Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015

    Bản chất

    Đều là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này có thể được khởi kiện bằng vụ án độc lập

    yêu cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án. Trong trường hợp, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì vụ án vẫn được tiếp tục. Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập và ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng cho đúng với tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.

    Nếu giải quyết yêu cầu độc lập sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án. Đồng thời, khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng vụ án thì vụ án được giải quyết nhanh hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước sau, kéo dài thời gian giả quyết các vụ án làm mâu thuẫn trong nhân dân trầm trọng hơn.

     

    Chủ thể

    Bị đơn

    Người có quyền và nghĩa vụ liên quan

    Phạm vi yêu cầu

    liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn

     

    Theo điểm b khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 201 BLTTDS, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn.

    Thay đổi tư cách tham gia tố tụng

    Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

    Theo khoản 2 Điều 73 BLTTDS 2015, khi đưa ra yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của BLTTDS 2015.

     

    Thời điểm đưa yêu cầu

    - Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

    - Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

    => Như vậy, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố là Từ khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án cho đến trước thời điểm Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.

    Theo khoản 2 Điều 201 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

     

    Điều kiện

    - Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

    - Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

    - Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

    - Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

    - Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết

    - Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

     

    Trình tự, thủ tục

    Giống hết  trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu khởi kiện.

     

    Cập nhật bởi dlinh0112 ngày 21/05/2018 10:01:23 SA Cập nhật bởi dlinh0112 ngày 20/05/2018 10:51:04 CH
     
    41301 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dlinh0112 vì bài viết hữu ích
    tthl (21/06/2019) kihlinbin@gmail.com (14/02/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận