Phân biệt trường hợp áp dụng khoản 1,2 Điều 32 về thẩm quyền tòa án theo Luật TTHC 2015

Chủ đề   RSS   
  • #509301 03/12/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt trường hợp áp dụng khoản 1,2 Điều 32 về thẩm quyền tòa án theo Luật TTHC 2015

    Quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật TTHC 2015

    Quy định về các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao sẽ không có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm. Chính vì thế các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Thẩm quyền theo lãnh thổ xác định trong trường hợp này chia thành 02 trường hợp:

    +Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam: Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân nơi người khởi kiện là cá nhân cư trú, nơi làm việc nhân hoặc nơi có trụ sở đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức.

    +Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam: thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

    Ví dụ: Công ty Cổ phần B có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội đã làm thủ tục cấp Giấy phép khai thác dầu khí đủ điều kiện với Bộ Tài Nguyên và Môi trường (trụ sở tại Hà Nội) nhưng không được phê duyệt đã khởi kiện hành vi hành chính “không hành động, không xem xét giai quyết việc cấp phép” của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Tòa án có thẩm quyền là ra Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội (nơi tổ chức khởi kiện đặt trụ sở).

     

    Quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật TTHC 2015:

    Quy định về các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong những cơ quan chức năng thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương đề cập tại khoản 1 Điều 33. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao sẽ không có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm. Chính vì thế các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Cũng tương tự quy định tại khoản 1, thẩm quyền theo lãnh thổ xác định trong trường hợp này chia thành 02 trường hợp:

    + Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam: Thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân nơi người khởi kiện là cá nhân cư trú, nơi làm việc nhân hoặc nơi có trụ sở đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức.

     + Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam: thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

    Ví dụ: Trong cơ cấu tổ chức của Bộ gồm có các cơ quan chức năng: Văn phòng, Thanh tra, Vụ, Tổng cục và tương đương, Cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và ở nước ngoài thì nếu như khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong những cơ quan chức năng thuộc các cơ quan nhà nước ở trung ương này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ như công ty TNHH A có trụ sở tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng khởi kiện Quyết định hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tài Nguyên và Môi trường (trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh) về việc đình chỉ hoạt động kinh doanh của của công ty TNHH A thì khiếu kiện này sẽ thuộc thẩm quyền của giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng (nơi tổ chức khởi kiện đặt trụ sở).

     

     
    3691 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận