So sánh trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #462540 26/07/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    So sánh trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp

    "Trợ cấp thôi việc", "Trợ cấp mất việc làm" và "Trợ cấp thất nghiệp" là ba khái niệm mà bất cứ sinh viên luật nào khi nghiên cứu cũng rất dễ nhầm lẫn vì nghe qua thì ba khái niệm này gần giống nhau. Tuy nhiên khi nghiên cứu kĩ sẽ biết nội hàm của chúng là rất khác nhau, hãy cùng tìm hiểu qua bài so sánh dưới đây:

    Điểm giống:

    - Là mức trợ cấp mà người lao động (NLĐ) nhận được từ người sử dụng lao động (NSDLĐ);

    - Được tính dựa trên tiền lương và thời gian làm việc.

    - Giúp người lao động trang trải cuộc sống trong thời gian tìm công việc mới

    Điểm khác:

     

    Trợ cấp thôi việc

    Trợ cấp mất việc

    Trợ cấp thất nghiệp

    Khái niệm

    Là một khoản tiền mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ khi nghỉ việc trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.            

    Là một khoản tiền mà DN phải trả cho NLĐ bị mất việc làm một cách thụ động do DN gây ra, tức khoản tiền bồi thường cho NLĐ do bị chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà không phải do lỗi của họ.

    Là một khoản tiền mà NLĐ nhận được từ quỹ bảo hiểm quốc gia khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    Cơ sở pháp lý

    Điều 48 Luật Lao động 2012

    Điều 49 Luật Lao động 2012

    Điều 49 Luật Việc làm 2013

    Điều kiện hưởng

    - Do chấm dứt hợp đồng lao động vì nhiều lý do khác nhau (trừ sa thải)

    - NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

     

     - Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế làm ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.

    - Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    - NLĐ đã làm việc thường xuyên cho NSDLĐ từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong các trường hợp trên, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

     

    Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp tại điểm a,b khoản này.

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ điểm a, b, c , d, e khoản này.

     

    Thời gian tính trợ cấp và mức tính trợ cấp

    - Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc (khoản 2 Điều 48 Luật Lao động 2012).

    - Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc làm (khoản 3 Điều 48 Luật Lao động 2012).

     

    - Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc (khoản 2 Điều 49 Luật Lao động 2012).

     

    - Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm (khoản 3 Điều 49 Luật Lao động 2012).

     

    - Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

     

     

    - Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

    Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho những ai còn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm. Nghiên cứu và ghi nhớ kĩ các quy định này biết đâu một lúc nào đó sẽ có ích cho chúng ta!

     
    67353 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462591   27/07/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Mình xin đóng góp thêm về thủ tục hưởng của các chế độ trên!

     

    Trợ cấp thôi việc,

    Trợ cấp mất việc

    Trợ cấp thất nghiệp

    Căn cứ

    Khoản 5 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn mới về bảo hiểm thất nghiệp

    Thủ tục

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    b) Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm;

    c) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế theo quy định tại Điều 13 Nghị định này."

     

    - Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. (Mẫu số 03 kèm theo nghị định này)

    2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Quyết định thôi việc;

    c) Quyết định sa thải;

    d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

    đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.…

    3. Sổ bảo hiểm xã hội.

    Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.…

    Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.….

    3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.

    Chú ý: Sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

     

    Cập nhật bởi GHLAW ngày 27/07/2017 09:33:35 SA sai
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    kihlinbin@gmail.com (12/03/2018) cevebenest (19/04/2018)
  • #493303   31/05/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

    Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

    Tuy đều được hiểu là trợ cấp cho người lao động nhưng bản chất của trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc là khác nhau.

    Việc chi trả Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm phát sinh tương ứng với các trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt nêu trên; cụ thể như sau:

    Trợ cấp thôi việc

    Trợ cấp mất việc

    Hết hạn hợp đồng lao động - xem chi tiết tại công việc

    Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế - xem chi tiết tại công việc

    Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

    Do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp - xem chi tiết tại công việc

    Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động - xem chi tiết tại công việc

     

    Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

     

    Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

     

    Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động

     

    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp - xem chi tiết tại công việc

     

    Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp - xem chi tiết tại công việc

     

    Mọi người có thêm tham khảo tại đây

    Cập nhật bởi Kimhang1302 ngày 31/05/2018 11:49:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #525281   07/08/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Phân biết trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc

    Tiêu chí Trợ cấp mất việc làm Trợ cấp thôi việc
    Căn cứ pháp lý Điều 49 Bộ luật lao động 2012

    Điều 48 Bộ luật Lao động 2012

    Đối tượng chi trả Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động
    Điều kiện hưởng

    - Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thể bố trí công việc cho người lao động… Người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

    Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, do hai bên thỏa thuận, do người lao động nghỉ hưu…Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
    Thời gian làm việc tính trợ cấp Là tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc. Là tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc.
    Tiền lương tính trợ cấp Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm. Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
    Mức hưởng Mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng tiền lương, nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

    Mỗi năm làm việc được trả nửa tháng tiền lương.

     

    Cập nhật bởi hoangthai090895 ngày 08/08/2019 07:40:49 SA Cập nhật bởi hoangthai090895 ngày 07/08/2019 09:57:20 CH Cập nhật bởi hoangthai090895 ngày 07/08/2019 09:56:19 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangthai090895 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/08/2019)
  • #548275   02/06/2020

    lebagiang
    lebagiang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi có một vài điểm cần xác minh như dưới đây:

    - Trợ cấp thôi việc: Nếu toàn bộ thời gian NLĐ làm việc thực tế cho NSDLĐ, NLĐ đã tham gia BHTN thì NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa mà chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    - Trợ cấp mất việc: Nếu toàn bộ thời gian NLĐ làm việc thực tế cho NSDLĐ, NLĐ đã tham gia BHTN thì NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp mất việc với mức tối thiểu là 2 tháng tiền lương (nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương) và đồng thời được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    Tôi hiểu như vậy có đúng không?

    Xin cảm ơn

    Phan Trọng Minh

    phantrongminh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lebagiang vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/06/2020)
  • #548290   02/06/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    - Trợ cấp thôi việc: Nếu toàn bộ thời gian NLĐ làm việc thực tế cho NSDLĐ, NLĐ đã tham gia BHTN thì NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa mà chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.=> đúng

    - Trợ cấp mất việc: Nếu toàn bộ thời gian NLĐ làm việc thực tế cho NSDLĐ, NLĐ đã tham gia BHTN thì NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp mất việc với mức tối thiểu là 2 tháng tiền lương (nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương) và đồng thời được hưởng trợ cấp thất nghiệp. => không đúng. NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    DulichTopTourist (04/10/2020)
  • #559916   04/10/2020

    DulichTopTourist
    DulichTopTourist

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi hiểu là: 

    - Nếu người lao động hưởng theo chế độ trợ cấp mất việc thì được mỗi năm một tháng lương trong khi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mỗi năm làm việc chỉ bằng 60% tháng lương. Như vậy người lao động sẽ thiệt thòi khi hưởng theo  chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải không? 

    - tại sao hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ tối đa là 12 tháng lương?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559930   04/10/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    - Nếu người lao động hưởng theo chế độ trợ cấp mất việc thì được mỗi năm một tháng lương trong khi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mỗi năm làm việc chỉ bằng 60% tháng lương. Như vậy người lao động sẽ thiệt thòi khi hưởng theo  chế độ bảo hiểm thất nghiệp phải không? => người lao động không thiệt thòi gì cả, bởi vì chế đô được nhận là tùy trường hợp. Chẳng hạn không bị mất việc thì đương nhiên không được hưởng trợ cấp mất việc.

    - tại sao hưởng bảo hiểm thất nghiệp chỉ tối đa là 12 tháng lương? => vì luật quy định như vậy.

     

     
    Báo quản trị |