Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 )
Có thể thấy khái niệm nêu trên bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính.
Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (về vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất...
Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
Tranh chấp về đất đai là tất cả những tranh chấp gì có liên quan tới đất đai, tức bao gồm cả tranh chấp đất đai hay nói cách khác tranh chấp đất đai là một bộ phận của tranh chấp về đất đai, những bộ phận còn lại gồm tranh chấp các hợp đồng giao dịch liên quan tới đất đai, thừa kế di sản là quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất...v..v....
Sở dĩ phải phân biệt như vậy vì trong thực tế có nhiều nhầm lẫn khi xác định bản chất của các loại tranh chấp, Tòa vẫn yêu cầu các bên phải hòa giải tại UBND cấp xã trước thì mới đủ điều kiện khởi kiện khi tranh chấp đó không cần phải hòa giải gây phiền hà, mất thời gian cho các bên.
Theo đó, chỉ những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,... thì không bắt buộc.
Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải: Xem TẠI ĐÂY
Xem thêm:
>>> 05 trường hợp được cấp GCN quyền sử dụng đất dù có vướng mắc
>>> Diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở của 63 tỉnh, thành [MỚI NHẤT]
>>> Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư