Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành

Chủ đề   RSS   
  • #605774 28/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp theo quy định hiện hành

    Cổ phiếu là một thuật ngữ được khá nhiều người biết đến trong lĩnh vực chứng khoán và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến trái phiếu thì nhiều người vẫn còn nhầm lẫn so với cổ phiếu. Vậy, giữa cổ phiếu và cổ phiếu có những điểm gì để phân biệt với nhau?
     
    phan-biet-trai-phieu-va-co-phieu-doanh-nghiep-theo-quy-dinh-hien-hanh
     

    Tiêu chí

    Cổ phiếu

    Trái phiếu

    Khái niệm

    Có thể hiểu đơn giản cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Theo đó, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức (khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).

     

    Bên cạnh đó, hiện hành tại khoản 1 Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 quy định cổ phiếu được phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

    Trái ngược với cổ phiếu thì trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành với người nắm giữ trái phiếu (khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). 

     

    Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

    Bản chất

    Là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của doanh nghiệp.

     

    Khi cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá thì người mua đều có hoàn toàn trách nhiệm với cổ phiếu.

    Là loại chứng khoán ghi nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền sở hữu vốn vay của trái chủ.

     

    Chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu, không phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

    Chủ thể phát hành

    Công ty Cổ phần

    Chính phủ và doanh nghiệp

    Chủ sở hữu

    Cổ đông

    Trái chủ (chủ nợ)

    Quyền của chủ sở hữu

    Cổ đông có quyền được chia cổ tức và tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

    Trái chủ được chi trả lãi suất theo định kỳ mà không phải phụ thuộc vào tình hình kinh doanh.

    Kết quả phát hành

    Thu mua cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu cổ phần.

    Làm tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.

    Đáo hạn

    Vô hạn.

    Tùy thuộc vào doanh nghiệp phát hành ghi trên trái phiếu. Đối với “trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành (khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP)

    Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản

    Sau khi doanh nghiệp ưu tiên thanh toán hết các khoản nợ, bảo hiểm và lương thì các cổ đông mới được hoàn trả phần còn lại tài sản của doanh nghiệp theo Điều 54 Luật Phá sản 2014.

    Ngoài ra, các cổ đông có trách nhiệm chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp tương xứng với khoản nợ.

    Trái chủ được ưu tiên thanh toán trước trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể theo Điều 54 Luật Phá sản 2014.

     

    Trái chủ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp. 

     

     

     
    829 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (09/11/2023) MinhThu61 (09/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận