|
Tiêu chuẩn
|
Quy chuẩn
|
Khái niệm
|
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
|
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
|
Nội dung
|
Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
|
Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý.
|
Đối tượng
|
Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.
|
Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.
|
Nguyên tắc, phương thức áp dụng
|
1.Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
2.Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
|
1. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác.
2. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
|
Mục đích
|
Dùng để làm chuẩn để phân loại,đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.
|
Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường: bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng…
|
Đối với thương mại quốc tế:
|
Sản phẩm nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn sẽ vẫn được phép lưu thông trên thị trường, nhưng thị phần của sản phẩm này có thể bị ảnh hưởng, nhưng nếu sản phẩm mà được người tiêu dùng ưa chuộng, đáp ứng được các tiêu chuẩn địa phương thì vẫn có thể làm tăng số lượng hàng hóa bán ra và tăng thị phần.
|
Nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của một quy chuẩn kỹ thuật, nó sẽ không được phép đưa ra thị trường.
|
Cơ quan ban hành
|
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
c) Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
-
Tổ chức kinh tế;
-
Cơ quan nhà nước;
-
Đơn vị sự nghiệp;
-
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân.
|
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật là trách nhiệm của Chính phủ.
|
Hệ thống
|
Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN
Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN.
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: QCĐP.
|
Loại hình
|
-
Tiêu chuẩn thuật ngữ
-
Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
-
Tiêu chuẩn phương pháp thử
-
Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
|
-
Quy chuẩn kỹ thuật chung
-
Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
-
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
-
Quy chuẩn kỹ thuật quá trình
-
Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ
|
Căn cứ xây dựng
|
1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
3. Kinh nghiệm thực tiễn;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
|
1. Tiêu chuẩn quốc gia;
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
|
Hiệu lực
|
Xây dựng, công bố để tự nguyện áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
|
Xây dựng, ban hành để bắt buộc áp dụng.
|