Phân biệt thụ lý đơn, hồ sơ, thụ lý vụ án

Chủ đề   RSS   
  • #605889 05/10/2023

    Phân biệt thụ lý đơn, hồ sơ, thụ lý vụ án

    1. Khái niệm thụ lý

    - Thụ lý là hoạt động của Toà án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực dân sự. Còn trong lĩnh vuc hình sự, thụ lý là hoạt động của Toà án tiếp nhận thụ lý vụ án khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can hoặc chuyển hồ sơ sang cho Toà án có thẩm quyền giải quyết. Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Toà án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.
     
    Điều kiện thụ lý vụ án dân sự:
    + Chủ thể có quyền khởi kiện: Nếu là cá nhân thì phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là pháp nhân thì phải được thành lập và tổ chức theo quy định của pháp luật.
    + Nội dung khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
    Toà án chỉ tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp trong phạm vi của mình. Do vậy, để đảm bảo đơn khởi kiện được thụ lý thì cần đảm bảo đơn khởi kiện đến đúng Toà án có thẩm quyền thụ lý đơn, thoả mãn điều kiện thẩm quyền theo vụ việc, theo cấp, theo lãnh thổ được quy định trong luật. Nội dung vụ án phải chưa được giải quyết bởi bất kì phán quyết nào của Toà án đã có hiệu lực thi hành trừ một số trường hợp ngoại lệ. Vụ việc phải đảm bảo là còn thời hiệu trong từng trường hợp.
     Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự: Thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho Toà án phải giải quyết vụ án trong một khoảng thời gian nhất định mà luật quy định. Sau khi thụ lý vụ án thì thẩm phán phải triệu tâp các đương sự đến Toà án để tiến hành xác minh và hoà giải, đối với những phiên toà không đươc hoà giả thì thẩm phán phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ea xét xử tại phiên toà; Ngoài ra, thụ lý vụ án dân sự còn mang ý nghiac thiết thực đảm bảo việc bảo vệ kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể trong lĩnh vực dân sự, lao động, kinh tế, hôn nhân và gia đình, cũng như giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó Toà án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.

    2. Phân biệt thụ lý đơn, hồ sơ, thụ lý vụ án

    - Chủ thể khởi kiện: Khởi hiên vụ án dân sư được hiểu là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ nộp đơn để yêu cầu Toà án có thẩm quyền bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay là của người khác theo quy đinh của pháp luật. Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình mà họ còn có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vê quyền lợi của chủ thể khác.
     
    Đối với trường hợp cá người khởi kiện là cá nhân: 
    + Về năng lực hành vi tố tụng dân sự: Trong trường hợp cá nhân tự mình khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hay nói cách khác cá nhân khởi kiện là nguyên đơn thì phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trường hợp cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sư nhưng không muốn tự khởi kiện thì có thể làm giấy uỷ quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện; Trường hợp cá nhân vì không đủ năng lực hành vi tố tụng dẫn đến không thể tự mình khởi kiện thì việc khởi kiện phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
    + Về quyền khởi kiện: Cá nhân khỏi kiện có quyền khởi kiện có quyền cũng như lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp
     
    Đối với trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức:
    + Về năng lực hành vi tố tụng dân sự: Việc khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân uỷ quyền; Về cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân, chỉ được xem là đáp ứng yêu cầu chủ thể trong những trường hợp nhất định và tuỳ từng văn bản.
    + Về quyền khởi kiện: Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình phải chứng minh quyền cũng như lợi ích của mình bị xâm phạm, tranh chấp; Cơ quan tổ chức phải gửi kèm giấy tờ như đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh được năng lực chủ thể khởi kiện
     
    - Vụ án khỏi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án: Toà án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc về thẩm quyền của mình, Để vụ án được thụ lý thì đơn khỏi kiện phải được gửi đến đúng toà án có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
    - Vụ án chưa đươc giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Bản án hiểu là một văn bản tố tụng do Thẩm phán, hội thẩm nhân danh nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành để ghi nhận phán quyết của Toà án sau khi xét xử một vụ án. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự là vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Toà án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa giải quyết bằng bản án, quyết định của toà hoặc là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên sẽ trừ trường hợp mà Toà án bác đơn ly hôn, xin thay đổi nuôi con, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho ở nhờ mà Toà chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.
     
    1241 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận