Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #422843 26/04/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Phân biệt tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và Hành chính

    Trong thực tế nhiều người còn lẫn lộn giữa hai biện pháp: tạm giữ người theo thủ tục Tố tụng hình sự và tạm giữ người theo thủ tục hành chính, dù quy định về hai biện pháp này rất khác nhau. Sau đây là bảng so sánh một vài tiêu chí giữa hai biện pháp này: 

    TIÊU CHÍ

    TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC TTHS

    TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ  TỤC HÀNH CHÍNH

    Khái niệm Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ. (điều 48 BLTTHS 2003)

    Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính do người có thẩm quyền theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính. (điều 122, hướng dẫn bởi mục 1 chương 3 Nghị định 112/2013/NĐ-CP)

     
    Đối tượng có thể bị tạm giữ  Là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bao gồm: Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang; người phạm tội tự thú, đầu thú; người bị bắt theo quyết định truy nã.(điều 86 BLTTHS 2003) Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. (điều 122 luật xử lý VPHC 2012)

    Mục đích tạm giữ

    Mục đích nói chung khi áp dụng viện pháp ngăn chặn theo Bộ luật Tố tụng Hình sự là để kịp thời ngăn chặn tội phạm và để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ (theo thủ tục tố tụng hình sự) nói riêng là để xác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người bị truy nã cho cơ quan đã ra lệnh truy nã.

    Mục đích tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

     
    Người có thẩm quyền quyết định

    Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ:

    a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

    b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

    c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

    d) Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biiển (Điều 86 BLTTHS 2003) 

    Theo điều 123 Luật XLVPHC 2012, những người sau đây có thẩm quyền quyết định giữ người: 

    a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

    b) Trưởng Công an cấp huyện;

    c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

    d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

    đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

    e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

    g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

    h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

    i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

    k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

    l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

    Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i có thể giao quyền cho cấp phó

    Như vậy, thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự hạn chế hơn thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

    Thủ tục Sau khi ra quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự, thì người có thẩm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ. Viện kiểm sát có quyền xem xét và nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ, thì huỷ bỏ quyết định tạm giữ; khi đó người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
    Nơi tạm giữ Ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam

    Không bị giữ ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam.

    Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.

    Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.

    Thời hạn tạm giữ Ba ngày và có thể gia hạn hai lần mỗi lần không quá ba ngày.  Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
    Thủ tục gia hạn thời gian tạm giữ Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. (Điều 87 BLTTHS 2003) Việc gia hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành

     

     

    Cập nhật bởi eyestorm ngày 26/04/2016 02:11:03 CH

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    43698 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    cevebenest (20/04/2018) giangvks (03/05/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #423589   05/05/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Bổ sung trường hợp tạm giữ hành chính

     

    Nghị định số 17/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013 có hiệu lực từ ngày 2/5,  quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

    Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi: gây rối trật tự công cộng; gây thương tích cho người khác; Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong các trường hợp người vi phạm có dấu hiệu bỏ trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm; Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm.

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #454099   21/05/2017

    các trường hợp khác theo quy định của pháp luật là như thế nào nhỉ?

     
    Báo quản trị |