Phân biệt phạm tội hai lần trở lên và tái phạm trong hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #532739 09/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Phân biệt phạm tội hai lần trở lên và tái phạm trong hình sự

    Tham khảo

    >>> Xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?;

    >>> Nhận diện tình tiết Tái phạm và Tái phạm nguy hiểm;

    Phạm tội hai lần trở lên và tái phạm là hai tình tiết được xác định là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015. Trong quá trình áp dụng có thể các bạn có thể nhầm lẫn một trong hai khái niệm này không biết trường hợp nào thì áp dụng là tái phạm? trường hợp nào là áp dụng theo phạm tội hai lần trở lên? sau đây mình sẽ tổng hợp bảng so sánh sau. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu.

    Tiêu chí

    Phạm tội hai lần trở lên

    Tái phạm

    Khái niệm

    Trước đây, trong BLHS năm 1999, có đưa ra tình tiết phạm tội nhiều lần được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 (các tình tiết tăng nặng TNHS). Hiện nay, tại BLHS 2015 sử dụng cụm từ Phạm tội hai lần trở lên" tại điểm g khoản 1 Điều 51. Tuy nhiên, cả BLHS 1999 và 2015 vẫn không nêu ra khái niệm cụ thể đối với phạm tội nhiều lần là như thế nào. Nhưng thông qua một số văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan tư pháp trung ương hướng dẫn trong các tội cụ thể như sau:

    Ví dụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 thì quy định là phạm tội hai lần được hiểu là phạm cùng một tội, từ 02 lần trở lên, nhưng những lần trước chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh đó.

    Bạn xem thêm TẠI ĐÂY;

    Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

    Căn cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015.

    Đặc điểm

    Xét về bản chất của tình tiết "Phạm tội nhiều lần" nay là “Phạm tội 02 lần trở lên” có các đặc điểm sau:

    - Thứ nhất: phạm tội 02 lần trở lên là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau

    Ví dụ: bạn trộm cắp tài sản ở cửa hàng A lần 1 không bị phát hiện, sau đó bạn tiếp tục trộm tại cửa hành B và bị phát hiện (lưu ý: không hạn chế có thể hơn hai lần bạn mới bị phát hiện). Lúc này bạn sẽ căn cứ điểm g khoản 1 Điều 52 thì bạn sẽ có tình tiết tăng nặng phạm tội hai lần trở lên để định khung hình phạt….

    - Thứ hai: Xét riêng từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.

    - Thứ ba: các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án... và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.

    - Thứ tư: Là tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình sự (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, cũng có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.

    - Thứ năm: Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

    (Tham khảo: Phạm Thị Hồng Đào moj.gov.vn)

    – Một là, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người có bản án kết tội của Toà án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó có hiệu lực PL hay chưa.

    Vì vậy, ngay từ khi tuyên án kết tội thứ nhất đối với một người mà người đó lại phạm tội mới theo quy định tại khoản 1 điều 53 thì được coi là tái phạm (quy định này không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội).

    – Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích. Điều này có nghĩa là điều kiện bắt buộc là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.

    – Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Để xác định tái phạm, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một số trường hợp phạm tội nhất định như phạm tội mới do cố ý, hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật.

    Bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY;

    Căn cứ pháp lý

    Điều 55 Bộ luật hình sự 2015

    Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ban hành ngày 24/12/2007.

    Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ban hành ngày 14/11/2015;

    Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ban hành ngày 12/05/2006;

    Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP TANDTC ban hành ngày 17/04/2003;

    Lưu ý: các văn bản trên tính tới thời điểm hiện tại vẫn còn hiệu lực.

    Điều 53 Bộ luật hình sự 2015;

     

    Cập nhật bởi Limma ngày 09/11/2019 05:04:43 CH
     
    18371 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận