Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Chủ đề   RSS   
  • #394614 31/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

    Là những cụm từ dùng để chỉ việc thôi không còn giữ chức vụ của các chức vụ được bầu, bổ nhiệm. Tuy nhiên xét về bản chất 3 từ này được dùng ở các trường hợp khác nhau.

    Để hiểu rõ hơn về khái niệm của 3 từ này, dưới đây là bảng phân biệt để thấy rõ sự khác nhau giữa chúng, các bạn lưu ý nhé.

    Tiêu chí

    Miễn nhiệm

    Bãi nhiệm

    Cách chức

    Khái niệm

    Cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.

    Buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.

    Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

    Mức độ

    Nhẹ

    Nặng

    Rất nặng

    Lý do

    - Không hoàn thành nhiệm vụ.

    - Thiếu trách nhiệm.

    - Yêu cầu của nhiệm vụ.

    - Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.

    - Vi phạm pháp luật.

    - Vi phạm về phẩm chất, đạo đức.

    - Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.

    - Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.

    - Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

    Bản chất

    Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ.

    Là hình thức xử lý kỷ luật

    Hình thức

    - Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận.

    - Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ…

    - Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm.

    - Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành.

    - Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên

    Kết quả

    - Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước.

    - Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước.

    - Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 31/07/2015 04:04:43 CH
     
    235771 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394622   31/07/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Còn một cụm từ để chỉ việc thôi không còn giữ chức vụ như bạn nguyenanh1292 nói nữa mà hiện nay ít bộ phận cơ quan nhà nước để ý đó là "TỪ CHỨC" 

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 31/07/2015 04:04:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #394765   02/08/2015

    ThucNguyenHuu
    ThucNguyenHuu

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2013
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 31
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn,

    Theo tôi, từ chức là do bản thân người đang nắm giữ chức vụ (đi đôi với quyền hạn) nào đó tự nhận thấy mình không còn đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ nên xin rời bỏ vị trí, thôi đảm nhiệm chức vụ đó nữa. Người này sẽ làm văn bản xin từ chức gửi cấp trên và nếu được chấp thuận (dĩ nhiên là bằng văn bản) thì được gọi là từ nhiệm hoặc miễn nhiệm.

    Còn 2 hình thức bãi nhiệm và cách chức thì rõ ràng là do cấp trên ra quyết định mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người giữ chức vụ đó.

    Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hình thức thứ nhất (từ chức, miễn nhiệm) với 2 hình thức còn lại (bãi nhiệm và cách chức) là ý chí chủ quan của chủ thể (đương sự) giữ chức vụ đó.

    Đó là quan điểm của tôi, các bạn có thể có ý kiến khác...

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThucNguyenHuu vì bài viết hữu ích
    xuanthanhdoan1509 (31/03/2020)
  • #418529   15/03/2016

    Về cơ bản, sự khách nhau giữa từ chức/miễn nhiễm và bãi nhiệm/cách chức là do ý chí của chủ thể và mức độ trách nhiệm.

    Tuy nhiên, không phải bãi nhiệm/cách chức là ý chí chủ quan của cấp trên, đặc biệt là những người chức vụ trong Nhà nước do được bầu, bổ nhiệm, phê chuẩn. Việc bãi nhiễm/cách chức hoàn toàn không phải ý chí chủ quan của cấp trên mà thông qua Quốc hội (ý kiến của BTVQH, lấy/bỏ phiếu tín nhiệm...), căn cứ trên Nghị quyết của QH mà Chủ tịch nước ban hành quyết định bãi nhiệm/cách chức.

    Thanks!

    Cập nhật bởi vietanh19583 ngày 15/03/2016 11:12:31 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #456721   09/06/2017

    HungPQDL
    HungPQDL

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy miễn nhiệm là cho thôi giữ chức vụ khi đã hết nhiệm kỳ phải không nhỉ? hay cho thôi giữ chức vụ khi đã hết nhiệm kỳ hoặc có thể trước khi hết nhiệm kỳ?

     
    Báo quản trị |