Em đang bị trường hợp sau, anh chị LS giúp em xem họ vi phạm những điều nào trong BLLD với ạ. Em ko nêu tên doanh nghiệp.
Xin phép trích đơn:
1. Thứ nhất)vào tháng 11/2020 , hai bên ký với nhau hợp đồng lao động gọi là hợp đồng cộng tác viên (hd ctv) với thời hạn 11 tháng. Sau đó khoản cuối tháng 2/2021 tôi có yêu cầu họ làm rõ tính chât hợp đồng vì sao không đóng các khoản bảo hiểm có liên quan cho người lao động thì được chị Thảo phòng nhân sự trả lời hd của tôi là hd cung cấp dịch vụ nên bên B không có nghĩa vụ đóng cho tôi.
Tôi cho điều này là không đúng vì trong họp đồng của tôi nêu rất rõ bao gồm quyền và nghĩa vụ hai bên, điều kiện ràng buộc, thời gian làm việc cố định, công việc có tính chất thường xuyên liên tục, có chấm công hàng ngày, có nơi làm việc cố định, công cụ làm việc cố định, quy định nghỉ Lễ Tết. Nên hợp đồng của tôi phải được xem là HDLD đúng tinh thần BLLD 2012 hoặc 2019 đã quy định tại mục 3 điều 22.
Hơn nữa, trong các văn bản nội bộ Tổng giám đốc đã ký về nội quy lao động ..v..v.. đều có định nghĩa và gọi rõ tất cả HD CTV, mùa vụ, học việc, thời vụ đều là HDLD, đều mang tính chất lao động. Tôi có chụp lại văn bản.
Và cách trả lời của chị Thảo cũng rất bất nhất, lòng vòng, ban đầu chị trả lời là căn cứ theo BLLD nhưng sau đó lại thay đổi trả lời căn cứ theo BLDS, cả 2 lần đều trên email nội bộ, sau đó thì lại là BLLD trả lời miệng. Tôi khẳng định hd của mình không phải mang tính nhất thời như hd vận chuyển, hd dọn dẹp vệ sinh, gia công gì cả.
2. Thứ hai: Theo tôi được biết thì kể từ tháng 1/2021 sẽ áp dụng BLLD 2019, qua đó sẽ không còn cái gọi là hd ctv nữa. Hai bên sẽ phải làm mới lại hd theo quy định của BLLD mới. Nhưng bên B đã không làm vây cho tôi, họ giữ nguyên hd ctv đã ký ban đầu .
Hợp đồng của hai bên chấm dứt ngày 28/05/2021. (trình bày sau)
Nên tôi cho rằng nếu đúng theo quy định của BLLD 2019 thì họ phải làm mới lại hd giữa hai bên từ tháng 1/2021 như là thử việc/chính thức . Thì đến khi chấm dứt vào tháng 5/2021 tôi đã là nhân viên chính thức của công ty.
3. Thứ ba: Bên B cho tôi nghỉ việc trái Pháp luật, cụ thể như sau.
Tháng 2/2021 mùng 2 Tết Âm lịch, tôi và Gd bị tai nạn giao thông sống dở chết dở, con tôi bị chấn thương sọ não kêt luận của bênh viện 175 và Nhi đồng. Bản thân tôi gãy 3 khúc cánh tay trái. Tôi được mổ vào mùng 4 vừa xong thì trưởng nhóm gọi yêu cầu tôi mùng 6 đi làm. Tôi có xin nghỉ thêm 2 tuần nhưng chỉ đc nghỉ thêm 1 tuần. Khi đi làm lại tôi thao tác rất khó khăn và chậm vì chỉ làm có 1 tay. Qua đó các con số của tôi đều giảm. Điều đáng nói ở đây là bên B dựa vào đây bắt đầu gây áp lực để tôi nghỉ việc.
Đầu tiên giám sát có kêu tôi lên nói chuyên riêng và gợi ý cánh tay tôi như vây thì nên nghỉ đi(?)
Sau đó họ bắt đầu dùng áp lực với tôi bằng các chỉ tiêu không đạt. Mặc dù, trước đó trên hợp đồng kể tư lúc nhận việc tôi không ký hay không ai nói gi với tôi vê việc phải đạt chỉ tiêu như thế nào, đến lúc tôi thương tật họ bắt đầu nêu ra.
Tiếp theo họ hợp thức hóa chuyên này bằng cách giao chỉ tiêu cho tôi phải đạt như những người lành lặn khác có thể thao tác bằng cả 2 tay (?) và trong khi các đồng nghiệp lành lặn được thực hiện trong 4 đến 6 tháng thì tôi chỉ được thử thách 3 tháng (tháng 4,5,6- giám sát yêu câù). Sau đó thi trưởng phòng chỉ còn cho tôi thử thách 1 tháng (tháng 5). Điều bất nhẫn ở đây mà tôi cũng phải nói là cứ mỗi khi hệ thống có những cuộc gọi vào giờ quan trọng/cao điểm thì lần lượt họ kêu tôi lên họp/nói chuyện, rất thường xuyên để tôi bị gián đoạn công viêc những lúc quan trọng. (Do công việc nhắc khách hàng đóng phí qua điện thoại phải được gọi liên tục 1 phút gọi 2-3 khách và phải thao tác nhanh 2 tay thì mới đáp ứng kip).
4. Thư tư: theo thỏa thuận thì sau ngày 28/5/2021 là những ngày đánh giá công việc của tôi nhưng chỉ mới trưa ngày 28 (tức chưa hết ngày cuối của "thử thách”) thì họ đã gọi tôi lên thông báo Sa thải.
Điêu này là quá bất công với tôi cũng như tôi cho rằng bên B vi phạm thời hiệu baó trước với hd ctv phải báo trước 3 ngày huống chi tôi còn chưa hết thời gian thử thách, còn theo quan điểm xuyên suốt của tôi thì đáng lẽ ra mình đang là nhân viên chính thức họ phải thông báo trước 30 ngày.
5. Thứ năm: Tố cáo: Trong tất cả 5 buổi họp khi còn đang là nhân viên và 3 cuộc họp sau khi khômg còn là nhân viên , tôi chỉ một mình đối mặt với họ nêu thắc mắc của mình mà không hề thấy tổ chức hay cá nhân nao đại diện cho người lao động cả.
Tôi cũng muốn nói thêm với họ rằng, tất cả chúng tôi vì đông lương nên phải im lặng, có rất nhiêu người cũng thắc mắc như tôi về các khoản BHXH không được công ty đóng, có thể ký tên chung hoặc đứng ra tố cáo khoản 200 người cả những đồng nghiệp còn làm việc hoặc đã nghỉ, ở cả các bộ phận khác. Họ có thể làm chứng hoặc được tìm thấy trong hồ sơ nhân sự, danh sách đăng ký lao động nếu Chánh thanh tra lao động, Chánh thah tra BHXH vào cuộc. Theo như tôi tìm hiểu thì đây là tội Hình sự cho người đứng đầu vì trốn nghĩa vụ đóng BHXH tập thể theo luật BHXH2014.
Tiếp theo, trong buổi họp cuối có mặt của phó phòng Nhân sự, bà ta có nói với tôi rằng tôi đang "châu chấu đá xe , tôi sẽ không làm gì được sức mạnh của một tổ chức tín dụng. Thiết nghĩ tôi càng nên làm sáng tỏ việc này họ có thượng tôn Pháp luật không? (bản ghi âm).
6. Thứ sáu: tôi không đồng tình với họ vì cho bên A nghỉ việc trong lúc đang bị ốm đau tai nạn, đây không phải là việc mà một cá nhân tổ chức nào nên làm với người khác khi họ đang yếm thế. Qua đó cũng vi phạm điều 37 của BLLD 2019.
Công ty này thường xuyên bắt ép tăng ca bằng nhiều hình thức ép buộc tâm lý, nhưng ghi đơn là tự nguyện. Có thể chứng minh đc.
Hậu quả việc làm trái Pháp luật của họ mang đến cho tôi vô vàn khó khăn do hoàn toàn mất thu nhâp chữa bệnh, bản thân, nuôi con, chữa con, chịu áp lực tổn thất tinh thần rất nhiêu từ gia đình, họ hàng, khốn khổ thuốc men, ăn uống tiền điện nước không có trong mùa dịch phải vay nóng vay lạnh cắt cổ nhiều nơi. Gần như là vào đường cùng.