Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự ?

Chủ đề   RSS   
  • #426462 06/06/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự ?

    Căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự và Bộ luật lao động, có thể phân biệt hai loại hợp đồng dựa theo những tiêu chí như sau:

    Tiêu chí

    Hợp đồng dân sự

    Hợp đồng lao động

    Khái niệm

    Điều 388 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 15 Bộ luật lao động quy định: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Chủ thể giao kết hợp đồng

    Người có năng lực hành vi dân sự có thể tham gia ký kết hợp đồng dân sự là những người từ 18 tuổi trở lên (nếu dưới 18, có những quy định riêng về sự chấp thuận của người đại diện pháp luật v..v..). Các bên ký kết hợp đồng dân sự không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân.

    Người lao động với người sử dụng lao động.

    (Lưu ý: người lao động phải từ đủ 15 tuổi trở lên)

     

    Mục đích hợp đồng

     

    Hợp đồng dân sự có thể có mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi (ví dụ như hợp đồng tặng, cho).

    Thỏa thuận về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Luật điều chỉnh

     

    Thông thường, các hợp đồng dân sự sẽ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự và các luật liên quan tới nội dung thoả thuận.

    Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động .

    Hình thức

    Các hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp. 

    Có thể bằng văn bản hoặc lời nói.

    Được chia làm 3 loại: HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định.

     

    Cơ quan giải quyết tranh chấp

     

    Tranh chấp của hợp đồng dân sự chỉ có thể được giải quyết riêng giữa 2 bên hoặc đưa ra toà án.

    Tranh chấp của HĐLĐ được giải quyết bởi Hòa giải viên lao động, Tòa án nhân dân.

    Phạt vi vi phạm hợp đồng

    Hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm trong Hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận và không bị khống chế bởi Bộ Luật Dân sự.

    HĐLĐ quy định về vấn đề bồi thường: khi gây thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ báo trước, vi phạm cam kết về giao kết hợp đồng lao động khi được đào tạo…. Tuy nhiên mức bồi thường được xác định dựa trên thiệt hại thực tế.

     

     

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    60781 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (23/04/2017) Luan0202 (07/06/2016) ngudan92 (07/06/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444449   27/12/2016

    KHÁC BIỆT VỀ SỰ BÌNH ĐẲNG

    Nguyên tắc khi ký và thực hiện hợp đồng hai bên phải bình đẳng quyền và lợi ích. Tuy nhiên khi người lao động ký HĐLĐ thì sự bình đẳng này bị giới hạn bởi sự phụ thuộc của người lao động vào người sử dụng lao động.

    Quá trình thực hiện hợp đồng, NLĐ phải tuân theo rất nhiều quy định, ràng buộc của NSDLĐ.

    Chính vì vậy Nhà nước mới ban hành Bộ luật lao động để điều chỉnh mối quan hệ đặc biệt này.

     
    Báo quản trị |  
  • #551291   05/07/2020

    phamthiloan20081998
    phamthiloan20081998

    Female
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2020
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Về chủ thể của hợp đồng lao động, tác giả bài viết có đưa ra nhận định là chủ thể phải "từ đủ 15 tuổi'" mới được tham gia ký kết hợp đồng lao động tuy nhiên chưa có những phân tích chi tiết về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng lao động để người đọc có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn trong trường hợp này. Bởi lẽ, khi xem xét độ tuổi của chủ thể trong quan hệ lao động pháp luật có sự phân biệt rất rõ ràng thông qua những quy định riêng áp dụng cho từng loại chủ thể nhất định.

    Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 3, Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động:

    "Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;

    c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;"

    Như vậy, đối với chủ thể từ đủ 15 tuổi trở lên, pháp luật đã có sự phân chia thành hai loại chủ thể khác nhau với những quy định khác nhau dựa trên năng lực pháp luật và hành vi của chủ thể. Đối với chủ thể từ đủ 18 tuổi, nghĩa là người thành niên, có đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi, về ý chí tự chịu tự trách nhiệm cho hành vi của mình, vì vậy pháp luật cho phép được tư do giao kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thể nào khác. 

    Còn đối với chủ thể là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, những hạn chế trong nhận thức sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể này, cho nên pháp luật bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của họ khi họ tham gia ký kết hợp đồng. 

    Mặc dù khái quát một cách chung là những chủ thể từ đủ 15 tuổi được tham gia ký kết hợp đồng lao động, tuy nhiên dưới góc độ phân tích bản chất của quy định pháp luật, cần có sự nhìn nhận một cách chi tiết nhất, nếu hiểu theo bài viết thì mọi chủ thể chỉ cần từ đủ 15 tuổi trở lên đều được tham gia ký kết hợp đồng, tuy nhiên đối chiếu với quy định của pháp luật, khi chủ thể này tham gia ký kết hợp đồng mà không có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì tất nhiên việc ký kết hợp đồng này là trái với quy định của pháp luật, hậu quả hợp đồng đã ký kết vô hiệu. Chưa kể đến những hạn chế trong việc lựa chọn nghề nghiệp của nhóm chủ thể này so với chủ thể từ đủ 18 tuổi.

    Thực tế, hậu quả pháp lý của hai hành vi tự do ký kết hợp đồng của hai chủ thể từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và từ đủ 18 tuổi trở lên là hoàn toàn khác nhau, nghĩa là pháp luật trao cho chủ thể quyền trong giới hạn thông qua điều kiện đối với mỗi chủ thể khác nhau, do vậy, cần có sự phân biệt rõ ràng hơn về từng nhóm chủ thể khác nhau thay vì đưa ra nhận định một cách chung là chủ thể từ đủ 15 tuổi trở lên mà có thể phân tích theo hướng từ nhận định chung để đi đến phân tích cụ thể đối với mỗi nhóm chủ thể nhất định có những quy định cụ thể ra sao, tránh những sai lầm cho người đọc nếu như họ không tìm hiểu các quy định khác mà chỉ xem bài viết của tác giả là nguồn tài liệu duy nhất.

     
    Báo quản trị |