Phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #444655 30/12/2016

    Phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    nguyễn văn a mượn tài sản có giá trị 5 triệu đồng rồi đi cấm căm lấy tiền tiêu.

    nếu A có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước khi mượn được tài sản thì A phạm tội lừa đảo hay tội lạm dụng????

    mong diễn đàn thảo luận, phân tích

     
    34836 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444883   06/01/2017

    chulinhcan
    chulinhcan

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2013
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Chào bạn! 

    Bạn xem cấu thành cơ bản của các Điều luật cũng đã rõ.

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (BLHS 1999)

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (BLHS 1999)

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (BLHS 2015)

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (BLHS 2015)

    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Phân biệt hai tội này: 

    Hành vi lừa đảo là dùng "Thủ đoạn gian dối" nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm là "Lợi dụng uy tín, lòng tin" trên cơ sở các "Hợp đồng" và để chiếm hữu được tài sản và sau đó là c chiếm đoạt tài sản. Các hợp đồng này là chữ "Tín" tức là lòng tin, hay tín nhiệm để người bị hại tin và giao tài sản.

    Yếu tố "Hợp đồng" rất quan trọng để phân biệt hai tội này. Thứ nhất, hợp đồng một cách hợp pháp, nay thẳng để người bị hại giao tài sản. Sau đó, mới thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt. Còn tội lừa đảo là người bị hại bị lừa bởi hành vi gian dối để giao tài sản. 

    Mục đích của cả hai tội phạm này là nhằm chiếm đoạt tài sản nên không thể nhận định rằng ý định chiếm đoạt có trước hay sau. Điểm phân biệt quan trọng là cách thức để chiếm hữu được tài sản là hợp đồng hợp pháp hay hành vi gian dối.

    Ví dụ để bạn rõ nhé: 

    Cũng hình thức hợp đồng nhưng là hai tội khác nhau: 

    - A ký giấy vay B (hợp đồng mượn) 999 triệu đồng nhưng A cố tình ghi tài sản bảo đảm không có thật, ghi tên, địa chỉ sai và thậm chí ký chữ ký khác (Cố tình ký khác so với chữ ký thường dùng). Sau đó A "dù" mất tăm. Đây là tội lừa đảo. 

    - A ký giấy vay B như trên một cách hợp pháp nhưng sau đó A cố tình làm cho mình mất khả năng chi trả (tẩu tán tài sản chẳng hạn). A phạm tội lạm dụng tín nhiệm. 

    Như vậy, trường hợp của bạn đưa ra. Là A lợi dụng lòng tin để mượn tài sản. Sau đó cầm cố và .... (Trốn hoặc nói là mất, hoặc nói cầm nhưng không trả hoặc mất khả năng chi trả. Đây là lạm dụng tín nhiệm. 

    Hy vọng ý kiến của tôi hữu ích với bạn. 

    Chào bạn!

    Luật gia Võ Quốc Trị - Email: voquoctri84@gmail.com. Phone: 0903621658

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chulinhcan vì bài viết hữu ích
    TRUTH (15/02/2017)
  • #444953   07/01/2017

    Chào bạn,

    Dựa vào thông tin bạn cung cấp, tôi đưa ra tư vấn như sau:

    Tại Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định như sau:

     

    “Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…"

     

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

     

    Dấu hiệu để phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) chính là hành vi khách quan của tội phạm:

    Cả 2 tội trên người phạm tội đều có thủ đoạn "gian dối" và hành vi "tự nguyện giao tài sản" (dựa trên sự tín nhiệm) của nạn nhân. Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện thủ đoạn gian dối là khác nhau:

    - Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139): Thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt).

    - Đối với tội lạm dụng tín nhiệm (Điều 140): Việc giao và nhận hoàn toàn ngay thẳng dựa trên hợp đồng (vay, mượn, thuê..) và sự tín nhiệm (người quen biết..). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc đánh tráo, hoặc gian dối là bị mất…Không trả lại tài sản do không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ…

               

    Theo đó, trong trường hợp bạn nêu ra, vì A “có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước khi mượn được tài sản” nên A phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Hi vọng câu trả lời của tôi có thể giải đáp thắc mắc của bạn.

    Chuyên viên tư vấn Bình An./

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #446880   19/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Biểu hiện gian dối trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: nảy sinh ý định -> gian dối -> người bị hại tin đưa tài sản. 

    Biểu hiện gian dối trong Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: người bị hại giao tài sản hợp pháp -> nảy sinh ý định -> gian dối không trả tài sản.

    Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Thủ đoạn gian dối là nguyên nhân nhận được tài sản của người khác để chiếm đoạt tài sản ấy. 

    Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù sự chiếm đoạt tài sản có tính chất gian dối. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng với chủ tài sản để chủ tài sản giao tài sản cho người phạm tội. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp , ngay thẳng. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy. Sự gian dối chiếm đoạt tài sản sảy ra sau khi nhận được tài sản.

     

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vothiphuongthu vì bài viết hữu ích
    kvc693 (12/09/2018) Nguyenquoctoan2010 (20/12/2021)