Ngân hàng và công ty tài chính là các tổ chức mà chúng ta đã quá quen thuộc với các hoạt động như thế chấp, vay vốn, vay tín dụng. Thế nhưng để hiểu được rõ ràng và phân biệt được chúng khác nhau như thế nào, sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và công ty tài chính ra sao? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích sau:
(1) Phân biệt ngân hàng và công ty tài chính
|
Ngân hàng
|
Công ty tài chính
|
Khái niệm
|
Ngân hàng là một trong các loại hình tổ chức tín dụng; trong đó thì ngân hàng khác với các loại tổ chức tín dụng ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
(Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
|
Công ty tài chính là một trong những tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, tuy nhiên công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
|
Phạm vi hoạt động
|
Thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
+ Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán
|
Thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau: Nhận tiền gửi của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Không được làm dịch vụ thanh toán, không sử dụng vốn vay để thực hiện thanh toán.
+ Không được nhận tiền gửi dưới một năm
|
Vốn pháp định
|
Vốn pháp định lớn hơn. Theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định NHTM có mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng
|
Có vốn pháp định nhỏ hơn ngân hàng. Theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định công ty tài chính có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng
|
Nguồn vốn huy động
|
+ Nhận tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,có kỳ hạn,có mục đích.
+ Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn vay: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng thương mại khác, vay từ các công ty, vay từ thị trường tài chính trong nước, vốn vay nước ngoài.
+ Các nguồn vốn khác
Vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính, ngân sách như vốn tài trợ, đầu tư phát triển…
Các nguồn vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng.
|
+ Nhận tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác.
+ Vốn vay: Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
+ Nguồn vốn khác: Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
|
Đặc điểm hoạt động
|
Tập hợp những khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn.
|
Huy động những khoản tiền lớn chia ra để cho vay những khoản nhỏ.
|
Thời hạn hoạt động
|
Thời hạn hoạt động của các ngân hàng không bị pháp luật khống chế
|
Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
|
Ngoài ra, Công ty tài chính và Ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý của Nhà nước theo những quy định mà pháp luật đưa ra.
|
(2) Dịch vụ vay vốn
Theo đó về vay tiêu dùng giữa 2 dịch vụ này cũng khiến nhiều người băn khoăn, vậy sự khác nhau là gì?
Vay tiêu dùng qua công ty tài chính là một hình thức vay mới được phát triển trong những năm gần đây. Với lợi thế về thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, điều kiện vay vốn lại dễ hơn các ngân hàng nên tiếp cận được đa số khách hàng khi có nhu cầu vay vốn nhanh.
Vay tiêu dùng qua ngân hàng là sản phẩm vay được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng khi gặp khó khăn về tài chính, người vay có thể vay theo hai hình thức tín chấp hoặc thế chấp tùy vào mong muốn và điều kiện hiện tại của bản thân.
Về thủ tục vay vốn
Công ty tài chính: Thủ tục vay tiêu dùng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần có chứng minh thư, sổ hộ khẩu là có thể được xem xét cho vay. Khách hàng không nhất thiết phải có tài sản thế chấp.
Ngân hàng: Thủ tục phức tạp và đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn như phải chứng minh được khả năng trả nợ, các khoản vay lớn phải có tài sản thế chấp.
Về điều kiện cho vay
- Công ty tài chính: Điều kiện dễ dàng vì chỉ cần có giấy tờ tùy thân cơ bản như CMND, sổ hộ khẩu, bảng lương,..là có thể có khoản tiền cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu xài.
Khách hàng có thể sử dụng nhiều hình thức chứng minh tài chính khác nhau để vay vốn như:
+ Vay bằng lương.
+ Vay bằng hóa đơn tiền điện.
+ Vay bằng đăng ký xe máy.
+ Vay bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Tương tự như Ngân hàng, các công ty tài chính có thể kiểm tra được lịch sử tín dụng của khách hàng. Do vậy khách hàng phải có lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu tại thời điểm nộp hồ sơ vay.
- Ngân hàng: Phải chứng minh thu nhập và cần có tài sản đảm bảo, phù hợp với những cá nhân có thu nhập ổn định và có thể chứng minh được nguồn thu nhập theo quy định của ngân hàng. Mức thu nhập tùy thuộc vào quy định riêng của mỗi ngân hàng:
+ Thu nhập thực nhận, thông thường là từ 5 triệu đồng/ tháng.
+ Có hợp đồng lao động chính thức và còn hiệu lực.
+ Xác nhận bảng lương hoặc sao kê tài khoản ngân hàng từ 3 - 6 tháng.
+ Có lịch sử tín dụng tốt.
+ Không có nợ xấu ở bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
Về hạn mức cho vay
Công ty tài chính: Đáp ứng các khoản vay nhỏ, có hạn mức vay nhất định.
Ngân hàng: Hạn mức cho vay khá cao tùy thuộc vào điểm tín dụng của khách hàng.
Về mục đích vay vốn
Công ty tài chính: Sản phẩm vay tiêu dùng của các công ty tài chính đáp ứng rộng rãi nhu cầu của khách hàng đối với các vật dụng dùng cho cá nhân và hộ gia đình, từ chiếc điện thoại, ấm điện, tủ lạnh... đến những sản phẩm lớn như ô tô, xe máy.
Ngân hàng: chỉ cho vay các khoản lớn hơn như cho vay nhà thế chấp, sửa chữa nhà, mua ô tô...nên đối tượng được vay vốn ngân hàng thường sẽ hẹp hơn tại các công ty tài chính.
Về lãi suất
- Công ty tài chính: thường cao hơn so với lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại.
Vay tiêu dùng qua công ty tài chính: 6 - 17%/năm
Lãi suất cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính được điều chỉnh theo mức độ rủi ro của khoản vay và phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng.
Nếu có lịch sử tín dụng tốt thỏa mãn đầy đủ điều kiện tài chính thì sẽ được vay mức lãi suất ưu đãi hơn. Mức lãi suất giữa các công ty cho vay tiêu dùng sẽ cạnh tranh hơn nên người dùng sẽ được hưởng lợi từ điều này.
- Ngân hàng: 12 - 22%/năm
Theo đó, vay tiêu dùng tại công ty tài chính sẽ dễ mang rủi ro hơn so với vay tiêu dùng bằng lương tại ngân hàng. Để được hỗ trợ nhanh, an toàn về thủ tục pháp lý tốt nhất khách hàng nên đến các ngân hàng uy tín để vay.