Phân biệt công chứng và chứng thực

Chủ đề   RSS   
  • #378021 07/04/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Phân biệt công chứng và chứng thực

    Rất nhiều người thường lầm tưởng công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên 02 khái niệm này lại khác nhau, chúng thường được gọi chung bởi lẽ chúng được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, hợp đồng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt 02 khái niệm trên.

    Tiêu chí

    Công chứng

    Chứng thực

    Khái niệm

    Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

    (Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014)

    Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

    (Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

    Thẩm quyền

    Do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện.

    - Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

    - Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

    Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện.

    - Phòng Tư pháp.

    - UBND xã, phường.

    - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

    - Công chứng viên.

    Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.

    Bản chất

    Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro.

    - Mang tính pháp lý cao hơn.

     - Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.

    Giá trị pháp lý

    - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

    - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

    Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

    - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

    - Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

    - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 08/04/2015 07:59:34 SA
     
    272335 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #378038   07/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn 

    Bản chất

    Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro.

    - Mang tính pháp lý cao hơn.

     - Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.

    Tôi được nghe nói rất nhiều về vấn đề mà bạn nêu về bản chất của công chứng và chứng thực. Tuy nhiên trong thực tế tôi chưa gặp trường hợp nào lại có người cho là việc chứng thực "không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.";  với nghĩa là dù có được chứng thực nhưng nội dung trong văn bản đó không được công nhận.

    Trái lại có rất nhiều QPPL lại quy định là đều có giá trị. Ví dụ:

    - Trong luật đất đai, HĐ chuyễn nhượng phải được công chứng và chứng thực thì là hợp pháp.

    - Trong luật tố tụng dân sự: "Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp." đều không cần phải chứng minh.

    Do đó tôi nghĩ ý kiến trên là chưa hoàn toàn chính xác.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    b7320caobang (09/04/2015) Ls.NguyenHuyLong (16/04/2015) HVAmbitions-Law (11/11/2015) lothanh805 (13/10/2017)
  • #378249   09/04/2015

    foxypro9x
    foxypro9x

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 237
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    Thẩm quyền bên cột chứng thực còn thiếu UBND quận, huyện đúng ko ạ?

    Lê Thanh Tùng

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Lô D25, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

    Email: tung@cird.gov.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #378421   10/04/2015

    Theo tôi hiểu là công chứng là việc công chứng viến ký xác nhận vào trong giấy tờ làm chứng cho hai chủ thể đó giao dịch 1 hợp đồng là đúng, không bị ép buộc, không bị lừa dối. Chức năng năng chỉ có ở các công chứng viên. Còn chứng thực là khi mình photo 1 bản hồ sơ giấy tờ như bảng điểm, bằng đại học thì ra phường hoặc ra quận để họ xác nhận bàn này là photo đúng với bản chính. bản chất của chứng thực là chỉ xác nhận bản sao đúng với bản chính còn nội dung thì không quan tâm, giá trị bản sao được sử dụng như bản chính. Còn công chứng thì công chứng viên kiểm soát nội dung hợp đồng, văn bản... không trái pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #378797   13/04/2015

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    Từ thời Pháp, công chứng và chứng thực phân biệt nhau dựa trên chủ thể nhưng sau đó mới chuyển sang phân biệt dựa trên loại việc (tương đối) từ những năm 90. Thực sự thì giữa chứng thực với công chứng không quá khó khăn nếu như ta thực hiện  việc liệt kê hoặc chí ít lấy ví dụ những trường hợp công chứng, trường hợp chứng thực. 
     

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls.luongducphuong vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (13/04/2015)
  • #378852   13/04/2015

    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn hungmaiusa 

    Khi người dân thực hiện chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế một bất động sản. Mà "Hợp đồng chuyển nhượng", "Hợp đồng tặng cho", "Văn bản phân chia tài sản thừa kế" được lập ở Tư pháp Xã (Phường, Thị Trấn) Thì theo thẩm quyền, cơ quan sẽ CHỨNG THỰC văn bản đó cả về HÌNH THỨC và NỘI DUNG.

    Cập nhật bởi lcpham ngày 13/04/2015 03:01:49 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #378856   13/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào 02 hungmaiusalcpham,

    Sở dĩ mình nêu bản chất của chứng thực chỉ chú trọng đến hình thức hơn nội dung bởi lẽ nhiều lần đi chứng thực tại UBND phường mình thấy các cô chú tại đó chỉ việc so bản sao với bản chính có giống nhau hoàn toàn không, nếu đúng như vậy thì chứng thực đúng với bản chính. Vậy chẳng phải chỉ chú trọng hình thức có đúng nội dung nêu trong bản chính không, mà không xác minh tính chính xác của bản chính.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (13/04/2015) ldvamateur (12/06/2015)
  • #378893   13/04/2015

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    Khi so như vậy là người ta đã kiểm tra về nội dung bạn ạ! Với kinh nghiệm làm việc lâu năm thì người ta kiểm tranhanh và bạn không biết được là người ta đã kiểm tra về nội dung (mức độ tùy loại việc). 

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
  • #378934   14/04/2015

    Vâng. chào bạn nguyenanh1292

    Theo bạn thì đó là chứng thực các giấy tờ photo, bản sao. Nếu như vậy minh nhất trí, k tranh luận thêm về việc cơ quan tư pháp chứng thực. Bởi vì bản chính đã có hiệu lực và tính pháp lý của nó (Như vậy có cần kiểm tra nội dung ?) có nơi k cần bản gốc, cứ việc đóng Dấu chứng thực vào bản photo mà k cần đối chiếu. (Đó là cách làm việc 1 phía chủ quan hiện nay của một số cơ quan).

    Còn mình thì nêu lên ý kiến về các hợp đồng, văn bản được lập ở cơ quan Tư pháp, khi các văn bản được lập ở đây thì văn bản đó cũng được chứng thực cả nội dung nữa bạn, đảm bảo nội dung, tính pháp lý, quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên khi thực hiện giao dịch, được CT UBND xã (Phường, Thị trấn) xác nhận. Hay các loại "Đơn xin xác nhận huyết thống" "Đơn xác nhận tình trạng độc thân", "Biên bản họp gia đình (Nội tộc)".....(và nhiều loại văn bản khác)...chứ k chỉ hình thức không thôi.

    Tùy theo loại văn bản giấy tờ mà việc chứng thực sẽ mang tính hình thức hay bảo đảm nội dung. Theo mình sự khác nhau đầu tiên có thể nhận ra là: Công chứng là ở cơ quan công chứng hay các văn phòng công chứng. Chứng thực là ở Cơ quan Tư pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #378942   14/04/2015

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    lcpham viết:

    Tùy theo loại văn bản giấy tờ mà việc chứng thực sẽ mang tính hình thức hay bảo đảm nội dung. Theo mình sự khác nhau đầu tiên có thể nhận ra là: Công chứng là ở cơ quan công chứng hay các văn phòng công chứng. Chứng thực là ở Cơ quan Tư pháp.

    Bạn ơi! Bây giờ ở văn phòng công chứng và phòng công chứng họ chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký và sắp tới là chứng thực cả bản dịch nữa đấy. :) 

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
  • #379013   14/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Công chứng và chứng thực thì đều là "chứng thực" cả chứ không có chứng ảo.

    Vấn đề là chứng thực cái gì mà thôi:

    - Sao y bản chính: chứng thực là bản sao giống bản chính (bản sao có thể không phải là bản Phô tô bản chính mà là bản đánh máy lại).

    - Chứng thực chử ký: đúng thực người ký là người đã làm văn bản đó, nôi dung là các bên chịu trách nhiệm.

    - Chứng thực giao dịch, hợp đồng: nội dung và người giao kết là đúng thực như trong văn bản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hangluatbigbosslaw (23/07/2018)
  • #379495   17/04/2015

    ungsikyvien
    ungsikyvien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn nguyenanh1292

    Về bản chất thì bạn đã trình bày vàhiểu sai rồi! Cái nào cũng đảm bảo từng nội dung, thậm chí từng khuông mẫu, kích cở, kích thứơc hay còn gọi là khổ văn bản. Vd. Một bản được sao y chứng thực khi và chỉ khi  bạn phải sao y bản chính phải giống y chan như bản chính ( đúng như kích cở khổ giấy, cở chữ và nền chữ, nền mẫu như bản chính,...) không sửa, tẩy xóa, không phóng to,  thu nhỏ , không thây đổi bất cứ một cái gì hết. hay nói cách khác là bản chính sao thì bản sao y như vây. Còn như lời bạn nói về bản chất là do bạn nghĩ sai và do các cơ quan họ chủ quan không làm đúng theo luật. Và  có thể là docó những cái không đáng,  những lỗi không đáng nên họ châm chuớc và quan liêu

    Bản chất của nó thì 2 cụm từ Công chứng và Chứng thực thường phải đi đôi với nhau mới thể hiện tính hợp lý và đầy đủ, chặt chẽ( nói chung). Nhưng xét kỷ, riêng thì giữa chúng có một vài sự khác biệt nhỏ mà thôi. Công chứng có ý nghĩa và chức năng pháp lý hẹp hơn Chứng thực. Sở dĩ  nhà nước đưa ra 2 khái niệm này nhằm để thực hiện chức năng quản lý của nó. Tuỳ vào cơ quan có thẩm quyền để sử lý nó. Có những văn bản Phòng công chứng không thể có thẩm quyền đó nhưng hầu như tất cả các văn bản Công chứng chứng thực là do các cơ quan quản lý nhà nước( vd các cơ quan thuộc uỷ ban(  tư pháp) và uỷ ban.  Tuỳ vào mức độ chức năng, công việc mà phân cấp các cấp ) đều Công chứng - chứng thức đuợc.

    Có thể Tóm tắt nôm na là phân biệt như Sau!

    Công chứng :Chủ yếu là việc( xác nhận - xác thực) một số nguyên bản các loại giấy tờ của cá nhân 1chủ thể, hoặc giữa 2 chủ thể, hoặc giữa nhiều chủ thể có liên quan VD Nguyên bản các loại giấy tờ như giấy đăng ký  kết hôn, giấy di chúc thừa kế,giấy bán và chuyên nhượng đất giấy khai sinh , giấy quyền sở hữu, sử dụng đất, sơ yếu lí lịch,...Ngoài ra còn có các loại giấy tờ mang tính( hợp đồng, dân sự,..) vd:  hợp đồng mua bán, thuê đất, nhà xưởng, tài sản,  tài chính,..

    Còn chứng thực :   Nó gần như mang 2 khía cạnh đó là Chứng thực lại qua nguyên bản (gọi là khía cạnh thứ nhất( Chứng thực lại ), hay còn gọi là chứng thực những loại giấy tờ đã qua xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt và đóng dấu( có con dấu sống, chữ ký sống hoặc dấu nổi) cái  ta nhắc đến là sao y bản chính, xác nhận chữ ký, xác nhận bản dich,... và khía cạnh thứ hai là  Xác nhận -xác thực nguyên bản( Công chứng , xác nhận) một số  các loại giấy tờ của một chủ thể, hoặc giữa 2 chủ thể, hoặc giữa nhiều chủ thể có liên quan chưa qua pháp lý. VD Nguyên bản các loại giấy tờ như giấy đăng ký  kết hôn, giấy di chúc thừa kế,giấy bán và chuyên nhượng đất, giấy khai sinh , giấy quyền sở hữu, sử dụng đất, sơ yếu lí lịch,...Ngoài ra còn có các loại giấy tờ mang tính( hợp đồng, dân sự,..) vd:  hợp đồng mua bán, thuê đất, nhà xưởng, tài sản,  tài chính,.

    Để nói điều này ta cần chú trọng và phân biệt là các loại văn bản, giấy tờ nào thì đuợc phép Công chứng và Chứng thực ở cơ quan nào và loại văn bản, giấy tờ  nào thì cơ quan nào không có thẩm quyền Công chứng- chứng thực.( Ở VN chúng ta xét đến 2 chủ thể  đó là Phòng công chứng và các cơ quan thuộc UBND (tư pháp)  và UBND )

    Phòng công chứng thì được Công chứng và chứng thực những loại văn bản nào và không có thẩm quyền công chứng và chứng thực( Xác nhận - xác thực) nguyên bản một số loại, giấy tờ . VD như giấy đắng ký kết hôn, giấy di chúc thừa kế, giấy khai sinh , giấy quyền sở hữu, sử dụng đất, sơ yếu lí lịch,... đây là loại giấy tờ nguyên bản thì cơ quan Phòng công chứng có thẩm quyền Công chứng - chứng thực  các loại giấy tờ này được không. Nếu như chứng thực sao y bản chính thì đượ. và công chứng chứng thực một số nguyên bản các loại gấy tờ mang tính hợp đồng- dân sự  vd như hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê.

    Ngoài ra cụm từ Công chứng mà ở Phòng công chứng còn mang ý nghĩa và chức năng công việc hẹp  hơn so với ý nghĩa và chức năng công việc ở các cơ quan quản lý nhà nước như là các cơ quan thuộc UBND (tư pháp) và UBND

    Vì vậy ta có thể nói rằng 2  cụm từ Công chưng - chứng thực ta không chỉ xét về ý nghĩa từ ngữ, công việc mà còn phải xét đến chức năng cơ quan cthực hiện nó và tính chất công việc và chức năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.  Khi nào thì gọi là công chứng , khi nào thì gọi là chứng thực, và khi nào phải bắt buộc gọi  cả cụm từ Công chứng _ chứng thực thì nó mới chính xác và đầy đủ tính pháp lý và quy trình của một văn bản

    NGUYÊN  BẢN ở đây nghĩa là các loại giấy tờ viết, khai, điền băng chữ viết sống  hoặc có chữ ký sống mà chưa qua xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền ( chưa có hiệu lực nào về pháp luật, pháp lý)

    Công chứng ( Công nhận , xác nhận, ) - Chứng thực ( xác thực ngoài ra còn có nghĩa là xác nhận)

    Tuỳ vào hoàng cảnh, ngữ nghĩa, tình huống mà ta xét nghĩa của nó ở mức rộng hẹp tới đâu.

    VD. Để chứng minh mình là  sở hửu mãnh đất đó ở địa phương đó thì ta phải làm gì  (  ta nói. lên UBND để làm giấy Chứng thực ( xác nhận, công nhận ) nó thuộc quyền sở hửu đất đó là của mình.sau khi xem xét kiểm tra xác minh đứng thì  được UBND cấp giấy xác nhận quyền sở hửu , sử dụng đất. Chứ có ai nói lên uỷ ban để công chứng không

    XIn các bạn góp ý. Vì vội viết nên chưa kiểm soát từ ngữ và cách dùng từ xin các bạn góp ý và nhận xét chỉnh sửa thêm cho đúng hơn. Nếu thấy sai xin các bạn bỏ qua!

    Cập nhật bởi ungsikyvien ngày 17/04/2015 02:04:03 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ungsikyvien vì bài viết hữu ích
    thanh5032147 (17/07/2015)
  • #398827   08/09/2015

    Luatduongkhoiminh
    Luatduongkhoiminh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2015
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 381
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn foxypro9x. Theo mình hiểu thì thẩm quyền Công chứng bao gồm Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng. Phòng Công chứng do UBND thành lập, đó chính là UBND quận, huyện theo ý bạn hiểu, không phải tác giả bài viết viết thiếu nhé bạn.

    Thân!

    Cập nhật bởi Luatduongkhoiminh ngày 08/09/2015 09:06:23 SA

    Công ty Luật Dương Khôi Minh

    163 Quan Hoa - Cầu Giấy - Hà Nội

    1900.6227/ 0904 680 383

    https://www.facebook.com/luatduongkhoiminh

     
    Báo quản trị |  
  • #419188   21/03/2016

    meoconthichcakho
    meoconthichcakho

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi thấy thẩm quyền bạn phải sửa lại một chút, đõ là nếu bạn đã nói về việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực thì bạn phải ghi là văn phòng công chứng, phòng công chứng chứ không ghi là công chứng viên được

     
    Báo quản trị |  
  • #396219   13/08/2015

    di_mien
    di_mien

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2015
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 1095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Phân biệt công chứng - chứng thực

    Mình nghĩ có rất nhiều bạn thắc mắc công chứng và chứng thực khác nhau thế nào nhỉ? 

    Nào, hãy cùng mình phân biệt chúng nhé!

    công chứng, chứng thực, hợp đồng

     

    công chứng, chứng thực, hợp đồng

     

    công chứng, chứng thực, hợp đồng

     

    công chứng, chứng thực, hợp đồng

     

    công chứng, chứng thực, hợp đồng

     

    Cùng tham khảo thêm tại đây nhé: http://danluat.thuvienphapluat.vn/phan-biet-cong-chung-va-chung-thuc-130089.aspx 

     
    Báo quản trị |  
  • #439648   25/10/2016

    thanthuhang
    thanthuhang

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Công chứng chúng thực

    cho mình hỏi: Tại sao công chứng viên lại phải hoạt động chuyên trách và biếu hiện cả hoạt động chuyên trách như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #469971   06/10/2017

    Công Ty Luật Quốc Tế VH

    Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

    Theo Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: “Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch…”.

    Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, có thể thấy công chứng và chứng thực có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

    - Về thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực: Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng thực hiện. Còn chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện.

    Bạn cần lưu ý công chứng viên cũng có thẩm quyền chứng thực. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận” và “Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch”, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

    - Chứng thực chỉ thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các giấy tờ của người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng nhận không đề cập đến nội dung. Trong khi đó công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.

    Hiện tại pháp luật không quy định hợp đồng, giao dịch được chứng thực hoặc được công chứng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn. Do đó người dân có thể lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực. Thực tế cho thấy các hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ được đảm tính hợp pháp và giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.

    Một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực:

    - Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450 Bộ luật Dân sự 2005); Việc mua bán bất động sản bán đấu giá (Điều 459); Hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 463).

    - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng.

    - Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điều 167 Luật đất đai 2013)

     
    Báo quản trị |  
  • #488421   31/03/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Đúng là cách dùng từ như hiện nay rất mập mờ làm người dân thường không phân biệt được các trường hợp. Hiểu nôm na chứng thực là chứng minh xác thực và đúng với bản chính, thường làm ở Ủy ban nhân dân (kết quả là bản sao y). Còn công chứng là việc công chứng viên đại diện nhà nước làm chứng cho giao dịch giữa hai bên, thế nên hai bên phải đem hồ sơ trực tiếp đến gặp công chứng viên (kết quả là phần xác nhận của công chứng viên với chữ ký và con dấu trong văn bản giao dịch của hai bên).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516136   30/03/2019

    Ôi ngôn ngữ và Pháp luật Việt Nam chả có cái gì là rõ ráng

     
    Báo quản trị |