Phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật hộ tịch

Chủ đề   RSS   
  • #530654 11/10/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật hộ tịch

    Phân biệt các thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Luật hộ tịch

    Bài viết tham khảo:

    >>>NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH;

    >>>Nhu cầu thực tế về luật hộ tịch;


    Hộ tịch là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước) ghi và lưu lại lại các sự kiện hộ tịch quan trọng của công dân, được quy định tại Luật hộ tịch 2014.

    Những sự kiện quan trọng thường được ghi nhận bao gồm việc khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, ly thân tư pháp, nhận nuôi con nuôi, hợp pháp hoá lãnh sự.... Trong quá trình nghiên cứu về hộ tịch bạn sẽ không tránh phải những cụm từ dễ nhầm lẫn như: Giám hộ cử, giám hộ đường nhiên; Thay đổi giám hộ, chấm dứt giám hộ, chuyển giao giám hộ;..thì sau đây mình sẽ phân biệt những cụm từ dễ nhầm lần trong hộ tịch như sau:

    1. Cụm từ giám hộ cử - giám hộ đương nhiên.

    Giám hộ cử

    Giám hộ đương nhiên

    Giám hộ cử được hiểu là hình thức giám hộ theo trình tự do Pháp luật quy định.

    Đối tượng được làm giám hộ: Mọi cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện làm người giám hộ đều trở thành người giám hộ cử

    - Giám hộ đương nhiên là người đương nhiên trở thành giám hộ của người được giám hộ, không thuộc trường hợp do pháp luật cử tại Điều 54 Bộ luật dân sự 2015.

    - Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

    - Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

    - Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

    Căn cứ: Điều 54 Bộ luật dân sự 2015 (Cử, chỉ định người giám hộ); Điều 20 Luật hộ tịch 2014 (Thủ tục đăng kí hộ tịch cử);

    Căn cứ: Điều 52, 53,54 Bộ luật dân sự 2015; Điều 21 Luật hộ tịch (Đăng ký giám hộ đương nhiên)

    2. Thay đổi giám hộ - Chuyển giao giám hộ - chấm dứt giám hộ.

    Thay đổi giám hộ

    Chuyển giao giám hộ

    Chấm dứt giám hộ

    Thay đổi giám hộ được hiểu là viêc thay đổi người giám hộ mới cho người được giám hộ trong các trường hợp:

    - Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự 2015;

    - Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

    - Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

    - Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

    Do đó, người giám hộ được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi người giám hộ.

    Chuyển giao giám hộ phát sinh khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.

    Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    - Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Người được giám hộ chết;

    - Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

    - Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

    Do đó, Người giám hộ sẽ được chấm giứt giám hộ từ ngày phát sinh những sự kiện nêu trên.

    Căn cứ: 60 Bộ luật dân sự 2015; Điều 23 Luật hộ tịch 2014.

    Căn cứ: Điều 61 Bộ luật dân sự 2015;

    Căn cứ: Điều 22 Luật hộ tịch 2014.

    3. Bổ sung hộ tịch - cải chính hộ tịch- Thay đổi hộ tịch.

    Bổ sung hộ tịch

    Cải chính hộ tịch

    Thay đổi hộ tịch

    Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký

    Ví dụ: việc gia đình có thêm thành viên mới -> bổ sung thêm thông tin về giấy khai sinh, thông tin vào sổ hộ khẩu.

    Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

    cải chính hộ tịch trong trường hợp sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

    Ví dụ: thông tin về ngày tháng năm sinh trong hộ khẩu không trùng khớp với giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân - > cải chính (sửa lỗi) lại theo thông tin trên giấy khai sinh.

    Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

    Thay đổi hộ tịch trong trường hợp thay đổi họ, chữ đệm, tên trong bản chính giấy tờ hộ tịch do lỗi của cá nhân khi đi khai.

    Căn cứ: khoản 13, Điều 4;  Điều 29 Luật hộ tịch 2014.

    Căn cứ: Khoản 12, Điều 4 Luật hộ tịch 2014, hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

    Căn cứ: khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014.

    Trên đây là những cụm từ dễ nhầm lẫn trong Luật hộ tịch được mình liệt kê. Nếu trong quá trình nghiên cứu bạn nào còn phát hiện thêm những cụm từ dễ nhầm lẫn trong Luật hộ tịch nữa thì mình cùng nêu lên để mở rộng kiến thức nhé! Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn

     
    4940 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận