Phân biệt các hình thức KLLĐ với các hình thức kỷ luật công chức, viên chức

Chủ đề   RSS   
  • #486001 28/02/2018

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Phân biệt các hình thức KLLĐ với các hình thức kỷ luật công chức, viên chức

    Các hình thức kỷ luật

    Kỷ luật lao động

    Kỷ luật công chức

    Kỷ luật viên chức

    Các hình thức

    -Khiển trách

    -Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức;

    - Sa thải

    -Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.

    - Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

     

    Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý còn có thể thêm hình thức ký luât “cách chức”.

    Khiển trách

    bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

    Công chức bị xử lý theo hình thức khiển trách khi thực hiện các hành vi được quy định tại Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP, cụ thể:

    - Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ.

     Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng.

    - Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    - Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng.

    - Sử dụng tài sản công trái pháp luật.

    - Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện.

    - Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác.

     

    ình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
    1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
    2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
    3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;
    4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
    5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị;
    6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;
    7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
    8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

    Hạ bậc lương và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

    Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng: đối với người lao động đó bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đó được quy định trong nội quy lao động.

    Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: (căn cứ Điều 11 Nghị định 34/2011/NĐ-CP)

    - Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    - Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi.

    - Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

     

     

    Sa thải và buộc thôi việc

    Hình thức kỷ luật lao động sa thải được áp dụng trong trường hợp tại Điều 126 BLLĐ 2012 và không được hưởng trợ cấp thôi việc.

     

    Điều 14 NĐ 34/2011/NĐ – CP và không được hưởng trợ cấp thôi việc

    Điều 13 NĐ 27/2012/NĐ-CP và không được hưởng trợ cấp thôi việc theo khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức 2010.

     

     

     
    12463 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận