Phân biệt bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #420795 06/04/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Phân biệt bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

    Tiêu chí

    Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

    Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Nguồn gốc 

    phát sinh

    Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
    Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
    Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
    Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Về căn cứ

     xác định 

    trách nhiệm

    Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
    Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự.
    Nói rõ hơn, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
    Khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
    Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.
    Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần, thiệt hại là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
    Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.

    Hành Vi 

    Vi phạm

    Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm “pháp luật” thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng. Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại, vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên nghành khác như hình sự, hành chính, kinh tế…
    Phương thức thực hiện trách nhiệm
    Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
    Việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế.
    Bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời, cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, điều quan trọng là các bên trong quan hệ trách nhiệm dân sự có thể không biết nhau và không biết trước việc sẽ xảy ra để làm phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự, do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì.
    Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    Thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ.

    Yếu tố 

    lỗi

    Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó  thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định. 
    Thời điểm phát sinh trách nhiệm Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

    Kể từ thời điểm xảy ra hành vi 

    gây thiệt hại.

    Về tính liên đới trong chịu trách nhiệm Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kết hợp đồng họ có thỏa thuận trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới. Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự.

    MInh Trang 

     
    38678 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    AnCTU (20/01/2018) hainguyenlaw (07/04/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận