Phân biệt bản gốc và bản chính văn bản

Chủ đề   RSS   
  • #512338 15/01/2019

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1400)
    Số điểm: 11717
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Phân biệt bản gốc và bản chính văn bản

    Về căn cứ pháp lý, khoản 1 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định:

    'Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư như sau:

    1. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 2 như sau:

    "2. "Bản gốc văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền;

    3. "Bản chính văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành"'.

    Như vậy, Bản gốc được hiểu là văn bản đã chế bản xong, nhân viên trực tiếp xử lý ký nháy và sau đó có chữ ký của thủ trưởng có thẩm quyền. Nhưng thường các vị lãnh đạo chỉ ký một bản. Bản có chữ ký tươi đó sẽ được photocopy thành nhiều bản (cho đủ theo yêu cầu) rồi đem đóng dấu. Bản có chữ ký tươi sẽ là bản gốc và các bản còn lại sẽ là bản chính và đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

     
    54662 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    HuyenLinh1205 (22/05/2020) damdinhba (19/04/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận