Trong thực tế nhiều trường hợp gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tinh thần,... nhưng khoản bồi thường được xác định là quá lớn nên không có khả năng chi trả, vậy có cách nào để giải quyết?
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Vì vậy khi không đủ khả năng chi trả thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- Phải thương lượng được với bên bị thiệt hại về việc giảm mức bồi thường;
- Có thể đề nghị Tòa án thay đổi mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với tình hình kinh tế và bản thân không có lỗi hoặc có lỗi do vô ý; do tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường hoặc do bên bị thiệt hại cũng có lỗi...
trường hợp có khả năng chi trả nhưng cố tình không thực hiện nghĩa vụ, căn cứ Luật thi hành án Dân sự sửa đổi 2014 thì Người được thi hành án có các quyền sau đây:
“a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
...”
Thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:
"1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn...
Cập nhật bởi MinhPig ngày 04/06/2020 02:51:09 CH