Phá thai theo chỉ định của bác sĩ có được hưởng chế độ thai sản?

Chủ đề   RSS   
  • #521459 23/06/2019

    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Phá thai theo chỉ định của bác sĩ có được hưởng chế độ thai sản?

    Trường hợp lao động nữ phải phá thai theo chỉ định của bác sĩ do thai bị bệnh lý có được hưởng chế độ thai sản không? Chế độ được tính như thế nào?

    Trả lời:
     

    Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    - Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

    - Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH quy định người lao động (NLĐ) hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    - Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

    - Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều 32, điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 điều 34, điều 37 của luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH. Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại điều 32 và khoản 2 điều 34 của luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

    Trân trọng!

     

     
    1612 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/06/2019) GHLAW (24/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận