Phá hoại đê điều có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ đê điều hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #606067 12/10/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Phá hoại đê điều có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ đê điều hay không?

    Ở nước ta, đê điều là biện pháp kỹ thuật hàng đầu, nền tảng cho canh tác nông nghiệp và phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, nhiều tuyến đê được xây dựng từ lâu, hiện nay đã xuống cấp và ý thức chấp hành pháp luật về đê điều của một bộ phận người dân còn hạn chế.

     

    Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều là gì?

    Căn cứ Điều 5 Luật đê điều 2006 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 13 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định như sau:

    - Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

    - Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

    - Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.

    - Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

    Theo đó, bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân. Vậy nên khi hoạt động bảo vệ đê điều cần tuân thủ nguyên tắc nêu trên.

    Pháp luật quy định như thế nào về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều?

    Căn cứ Điều 6 Luật đê điều 2006 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 13 Luật sửa đổi các Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định như sau:

    - Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.

    - Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.

    - Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

    - Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.

    Theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu bảo vệ đê điều. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ.

    Phá hoại đê điều có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ đê điều hay không?

    Căn cứ Điều 7 Luật đê điều 2006 sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b, c khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

    - Phá hoại đê điều.

    - Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật đê điều 2006 quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

    - Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

    - Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

    - Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

    - Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.

    - Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

    - Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.

    - Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật đê điều 2006.

    - Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục.

    - Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.

    Như vậy, hành vi phá hoại đê điều được liệt kê trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lĩnh vực đê điều.

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy hoạt động đê điều ở nước ta chưa được đảm bảo, ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ đê điều còn kém dẫn đến nhiều hành vi vi phạm xảy ra.

     
     
    315 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận