Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người dân có phải bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #589850 22/08/2022

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người dân có phải bồi thường?

    Tình trạng mưa to làm ngập lụt đường phố nhưng một số bộ phận người lái xe ô tô vẫn đi nhanh qua làm nước bắn tung tóe tràn cả vào nhà dân buôn bán hàng tạp hóa làm hỏng một số loại mặt hàng. Như vậy câu hỏi đặt ra là ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người khác có phải bồi thường không?

    Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

    - Có thiệt hại xảy ra

    - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

    - Lỗi của người gây ra thiệt hại

    - Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

    Theo khoản 1, 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng), người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,... Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng; hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Điều 156 Bộ luật Dân sự quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Mưa bão có thể được coi là sự kiện bất khả kháng (ví dụ do mưa bão, đường phố bị ngập lụt nên việc giao hàng bị chậm trễ, bên giao hàng đã làm mọi cách nhưng không thể di chuyển nhanh hơn dẫn đến giao hàng trễ hạn). Trường hợp này được hiểu là bên giao hàng không có lỗi trong việc giao hàng chậm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tuy nhiên, đối với trường hợp đường phố bị ngập lụt thì người lái xe phải biết việc đi nhanh sẽ tạo sóng lớn gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ hơn đi bên cạnh hoặc tài sản nhà dân hai bên đường. Việc cho rằng phải đi nhanh nếu không ôtô sẽ chết máy không phải căn cứ xác định thuộc trường hợp bất khả kháng.

    Khi đường bị ngập lụt; người lái xe hoàn toàn có thể điều khiển phương tiện đi chậm để không tạo sóng lớn. Điều này cho thấy, người điều khiển ô tô đã đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” khi điều khiển phương tiện nên không thuộc trường hợp bất khả kháng.

    Trường hợp xe bị chết máy (nước ngập quá họng hút gió của xe) thì người điều khiển phương tiện cũng phải chấp nhận hậu quả chứ không thể lấy lý do đi chậm xe sẽ chết máy nên phải đi nhanh và sẵn sàng gây thiệt hại cho người khác.

    Do vậy, việc tô đi nhanh tạo sóng lớn làm tràn nước vào nhà người khác; làm hư hỏng tài sản nhà dân ven đường thì tài xế hoàn toàn có lỗi và phải bồi thường. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại ở lại để giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

     

     
    370 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589917   23/08/2022

    Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người dân có phải bồi thường?

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian viết bài chia sẻ lên diễn đàn. Sau các đợt mưa lớn liên tục, các khu đô thị gặp phải tình trạng ngập cục bộ do không kịp thoát nước mưa. Để tránh tình trạng chết máy, một số xe ô tô đã duy trì tốc độ, tạo ra các sóng nước tràn vào nhà người dân, ảnh hưởng đến đồ đạt trong nhà. Tuy nhiên, để xác định được chủ ô tô có phải bồi thường không thì phải xem xét các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là: có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có lỗi của người gây ra thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Như vậy, cần căn cứ vào nhiều yếu tố cụ thể của tình huống mới có thể xác định được trách nhiệm bồi thường

     
    Báo quản trị |